Nếu bạn cho rằng nghề làm sales vô cùng nhàn lại hốt bạc nhiều thì đây chính là sai lầm, sai lầm và sai lầm lớn đấy. Bởi, so với nhiều ngành nghề khác, lương cơ bản của nghề sale rất thấp, và họ sống được nhờ vào hoa hồn. Bạn có biết đây là ngành nghề vô cùng áp lực. Bước chân vào nghề, bạn sẽ bị vô vàn áp lực từ khách hàng, cuộc sống và cả những áp lực không tên khác. Muốn làm sale giỏi, bạn phải có bản lĩnh và xông pha vào khó khăn. Và không ít người đã từ bỏ khi chỉ mới chập chững bước vào nghề.
khách hàng là thượng đế, nhưng thượng đế cũng có lúc sai
Trong giới sales thì luôn duy trì “khách hàng là thượng đế” – “khách hàng luôn luôn đúng” .Vì vậy trong mọi hoàn cảnh nào đi chăng nữa thì ý kiến mà khách hàng đưa ra luôn là số một. Mà mọi dân sales phải chiều lòng và tiếp thu. Đây cũng là quy định ngầm chung của những ai làm dịch vụ. Vì nghề này đúng kiểu “làm dâu trăm họ” cơ mà.
Tuy nhiên, thực tế thì có không ít khách hàng gây khó dễ. Họ lý sự để kiểm tra độ kiên nhẫn của bạn, hơn thế nữa họ còn coi bạn như một người làm. Họ thậm chí còn đe dọa và nói những lời không hay. Ấy vậy mà mỗi người nhân viên bán hàng vẫn phải ngậm đắng nuốt cay nhẫn nhịn. Chưa hết, còn phải mang cái bộ mặt giả tạo tươi cười với khách hàng.
Vui cũng cười, buồn cũng phải cười
Xuất hiện trước khách hàng với bộ mặt luôn vui vẻ và tươi cười là yếu tố bắt buộc của dân sales. Tùy thuộc vào thái độ khách hàng mà dân sales phải “giả vờ” mang bộ mặt hạnh phúc ở nhiều cấp độ khác nhau. Nên nếu làm nghề sale, bạn phải luyện tập các cảm xúc như các diễn viên chuyên nghiệp rồi đấy.
Mỗi cuộc gọi khách hàng là sự kiên nhẫn
Ngoài việc gặp gỡ khách hàng ra thì để bán được hàng dân sales cần phải gọi điện giới thiệu về sản phẩm để thuyết phục họ mua hàng. Nhưng trớ trêu thay, đa số sự hồi âm của khách hàng sau các cuộc gọi là sự ghẻ lạnh. Họ có thể đưa ra vô vàn lý do là “tôi bận lắm – gọi lại sau nhé” hoặc tắt máy bận. Cho dù có bị đối xử như thế nào thì dân sales đều phải vui vẻ chấp nhận sự thờ ơ của khách. Chỉ đành tìm kiếm cơ hội tiếp theo hoặc chờ đợi may mắn khi khách hàng liên lạc lại.
Chờ đợi trong vô vọng
Trong trường hợp khách hàng trì hoãn, hứa hẹn rằng “tôi sẽ suy nghĩ lại và liên lạc sau”. Nhưng thường cái sau đó là bạt vô âm tín, đó chỉ là chiến thuật từ chối của khách hàng. Dân sales sẽ bị bỏ rơi và không nên tốn thời gian chờ đợi vô ích làm gì. Bạn phải học cách chấp nhận sự bỏ rơi và tìm kiếm nhiều khách hàng mới.
Tìm mọi cách để nâng cao giá trị bản thân trong mắt khách hàng
Thực chất việc tiếp cận với khách hàng là làm sao để bán mình được giá nhất. Bạn đừng chăm chăm nhìn vào doanh số và sản phẩm. Bạn phải cho khách hàng thấy thứ có giá trị và nhận lại tiền hoặc thành công. Khách hàng chỉ chào đón những người mang đến sản phẩm hoặc dịch vụ có giá trị cho họ. Ngược lại, họ rất ghét những người cố bán hàng cho họ. Hãy lắng nghe nhu cầu của khách hàng trước tiên.
Đừng buồn khi thất bại
Với dân sales thì sự từ chối của khách hàng là hết sức ám ảnh mà họ phải nghe thường xuyên kể cả trong gặp gỡ trực tiếp lẫn qua điện thoại. Vì vậy, dân sales thường phản ứng rất nhanh khi bị từ chối. Bạn phải chấp nhận sự từ chối từ khách hàng có như nghề sales mới dành cho bạn
Có lẽ với dân sales, từ “không” là một từ hết sức ám ảnh mà họ thường xuyên phải nghe, kể cả trong gặp gỡ trực tiếp lẫn qua điện thoại. Cũng chính vì thế, dân sales thường phản ứng rất nhanh khi bị từ chối. Nếu bạn sợ bị khách hàng từ chối, bạn sẽ không có cơ hội tìm đến những khách hàng mới.
Không thể đảm bảo được sản phẩm hoàn hảo
Trên thực tế, dân sales chỉ là những người đào tạo để lắng nghe truyền tải và giải đáp những thắc mắc của khách hàng. Vì vậy họ không thể kiểm soát mọi thứ một cách tốt nhất vì họ không trực tiếp tạo ra sản phẩm mà họ đang bán. Nhưng nếu một khi sản phẩm bạn bán ra bị lỗi, người đầu tiên khách hàng tìm đến là bạn. Đây là chuyện thường tình, đây chính là lúc bạn phát huy kĩ năng mềm của mình, sao cho khách hàng hài lòng.
Đó chính là những vấn đề mà chỉ riêng người làm sale mới hiểu. Mặc dù nghề nào cũng có cái khó riêng, nhưng rõ ràng nghề sale quá khác biệt so với tưởng tượng. Nếu bạn đang muốn bước vào con đường này, thì HRV khuyên bạn hãy tham khảo trước những khó khăn. Mặt khác, hãy chuẩn bị tâm lý vững vàng, khả năng điều chỉnh cảm xúc và giao tiếp tốt. Có như thế, bạn mới có thể sống với nghề được bền lâu.
Nguồn: hanhtinhxanhhanoi.com