Cố đô Bagan – Xứ sở vạn chùa đầy bình yên

Cố đô Bagan – Xứ sở vạn chùa đầy bình yên

Cố đô Bagan, kinh đô hưng thịnh nhất thời kì Pagan từ thế kỷ XI – XIII; nơi lưu giữ giá trị văn hóa Phật giáo với hệ thống chùa, tu viện, bảo tháp… vẫn còn giữ nguyên vẻ cổ kính vốn có của nó.

Bagan còn biết đến là một điểm đến lãng mạng trong mắt nhiều người khi nó nép mình bên dòng sông Ayeyarwady thơ mộng và là nơi ngắm bình minh đẹp nhất mà người ta phong cho nó. Đặc trưng lớn nhất của Bagan chính là hệ thống các ngôi chùa nhiều vô kể “ xứ vạn chùa”; đây cũng là điểm đến đáng mong ước của những người thro Phật giáo.

bagan du lịch

Đôi nét về cố đô Bagan

bagan đền mặt trời lặn

Bagan là một thành phố cổ, nay là một khu vực khảo cổ thuộc vùng Mandalay, Myanma. Bagan có tên cũ là Pagan, từng là kinh đô của vương quốc Pagan tồn tại từ thế kỷ 9 đến thế kỷ 13 ở miền trung Myanma ngày nay

Thành phố Bagan hiện nay nằm ở vùng đất khô, trung tâm Myanma, nằm ở bờ phía đông sông Ayeyarwady, cách Mandalay 145 km về phía Tây Nam, thuộc Vùng Mandalay. Nó có diện tích khoảng 25 dặm vuông với hàng trăm đền chùa, tự viện. Những đền chùa này được xây dựng trong khoảng từ giữa thế kỷ 11 đến cuối thế kỷ 13, trong thời kỳ chuyển tiếp từ Phật giáo Đại thừa sang Phật giáo Theravada. Những đền chùa được xây dựng trong thời đại hoàng kim này đánh dấu sự khởi đầu của những truyền thống Phật giáo mới ở Myanma.

Lịch sử cố đô Bagan

Vương triều Pagan có thời kỳ hoàng kim từ năm 1057 với cuộc thôn tính vương quốc Thaton của vua Anawrahta và chấm dứt vào năm 1287 khi Kublai Khan và đoàn quân tràn qua vùng này. Anawrahta đã mang về Bagan nhiều thánh tích và kinh văn Phật giáo từ Thaton cùng với nhiều nghệ sĩ, kiến trúc sư. Ông và những vị vua kế vị đã cho xây dựng đền chùa, bảo tháp…kéo dài gần 200 năm. Những cung điện và kiến trúc hoàng gia khác cũng được xây dựng, tuy nhiên, do làm bằng gỗ nên chúng đã bị hủy hoại cùng thời gian.

Kiến trúc  

bagan đền tuyệt đẹp

Đền Ananda là một trong những ngôi đền rộng lớn nhất và được bảo quản tốt nhất ở đây. Nó được xây dựng vào năm 1105, biểu thị trí tuệ vô thượng vô biên của Phật. Ngôi đền được làm bằng đá, có kiến trúc theo hình thập tự, ở trung tâm là khối lập phương và trên mỗi phía là tượng Phật đứng. Khối kiến trúc vươn lên với tận cùng là các đỉnh nhọn, vuốt thon búp măng, gọi là shikhara. Mặt tường phía ngoài có các bức tranh ghép bằng gạch men bóng pha màu, minh họa những cảnh trong cuốn Bản sinh kinh.

Đền Thatbinnyu được xây dựng vào giữa thế kỷ 12 là ngôi đền cao nhất ở Bagan và có thể được nhìn thấy tại mọi điểm ở vùng này. Ở Bagan còn có những ngôi chùa bằng gạch và sau đó được phủ vàng.

Ngôi đền hình kim tự tháp

bagan kim tự tháp

Ngôi đền lớn nhất và có những bức tường gạch đầy đặn nhất ở Bagan mang tên Dhammayangyi. Bạn sẽ ấn tượng trước ngôi đền có hình dạng theo khối hình kim tự tháp. Dhammayangyi còn có tên gọi khác “ngôi đền vận rủi” bởi nơi này mang một quá khứ đau buồn. Vào thế kỷ 12, vua Narathu tàn nhẫn đã ra lệnh giết hết các nô lệ không ghép được những viên gạch xây đền chặt khít đến mức không thể lách một chiếc kim vào giữa.

Sau trận động đất năm 1975, những mảnh tường vỡ ra cho thấy; người xưa không xây các hàng gạch đều nhau mà cứ vài hàng ngang thì đến một hàng gạch thẳng hay nghiêng để chia lực tác động của thiên nhiên. Vữa xây được làm từ xương trâu nghiền, trộn với bột gỗ cây arabica. Do vậy, bên trong ngôi đền không bị phá hủy và đã lưu giữ được những bức tượng Phật đẹp.

Thatbyinyu, ngôi đền cao nhất  cố đô Bagan

 Ngôi đền Thatbyinyu Phaya được xây dựng vào giữa thế kỷ 12 với độ cao khoảng 66 m; nay đã ngả màu thời gian và nằm bên trong bức tường thành cổ đã sụp đổ gần hết. Sẽ là thiếu sót nếu đến Bagan mà không ghé thăm Thatbyinyu Phaya để được nhìn thấy tại mọi điểm ở vùng đất này.

Chùa Mahabodhi

bagan Mahabodhi

Chùa Mahabodhi là một địa điểm nổi bật; có tên và kiến trúc rất giống với ngôi đền Bồ Đề Đạo Tràng Bodhigaya nguyên gốc ở Ấn Độ. Bồ Đề Đạo Tràng ở Bihar Ấn Độ bị tàn phá bởi quân Thổ xâm lược; và lãnh đạo Phật giáo Bagan đã cử đoàn nghệ nhân sang giúp xây dựng lại. Sau đó khi trở về Myanmar; những nghệ nhân này đã xây dựng ngôi chùa theo nguyên mẫu Bodhigaya. Ngôi chùa có một tầng đế và một tầng tháp. Tầng đế có gian rộng thờ Phật; điểm khác biệt so với các đền chùa khác ở chỗ có cánh cửa sơn son thếp vàng và được khóa bằng một ổ khóa thép chế tạo riêng cho Nữ hoàng nước Anh. Tầng tháp có 4 mặt với hàng trăm bức phù điêu khắc họa cuộc đời đức Phật.

Ghé thăm đền đá Ananda

Ngôi đền đá Ananda là di tích nổi tiếng tại Bagan với lối kiến trúc hình thập tự và những pho tượng Phật đứng khổng lồ. Tháp chính của đền cao 54 m; có bốn mặt nhìn ra bốn hướng, mỗi mặt là mỗi gian thờ với những tượng Phật cao gần 10 m. Người dân Bagan tin rằng sự khác nhau giữa những nét mặt Phật sẽ khiến cho con người ý thức được việc làm của mình khi đến nơi này và bước ra thế giới.

Ngôi đền mặt trời lặn

Ngôi đền Shwesandaw là địa điểm ngắm hoàng hôn đẹp nhất ở Bagan; Shwesandaw còn được gọi là “ngôi đền mặt trời lặn”. Đền có 5 tầng tháp và một tháp stupa hình chuông úp trên đỉnh. Theo truyền thuyết; ngôi đền này được xây dựng vào năm 1057 để lưu giữ một trong 8 sợi tóc của Phật Thích Ca mang về từ Ấn Độ.

Trong quãng thời gian 30 phút; cảnh sắc cả vùng Bagan dần biến đổi khi mặt trời đỏ rực chầm chậm hạ thấp khỏi bầu trời; nhuộm tím hàng nghìn ngọn tháp phía xa rồi nhường lại không trung cho bóng tối.

Các tục lệ cúng dường của người dân tại cố đô Bagan

bagan chùa vàng

Người Myanmar xem chùa như nhà; bởi nơi đây mang đến cho họ sự bình yên trong tâm hồn. Dù cuộc sống khó khăn; việc cúng dường cho đền chùa là niềm hạnh phúc của họ. Đến với ngôi chùa Manuha; bạn sẽ thấy lạ lẫm trước chiếc chuông vàng to hơn một mét được đặt trên bệ xi măng ngay giữa gian phòng lớn của chùa. Cạnh tháp chuông là một chiếc thang bắc từ dưới đất lên miệng chuông.

Nguồn: myanmarsensetravel.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sự kiện - Lễ hội