Có phải tất cả người già đều không thích viện dưỡng lão ?

Có phải tất cả người già đều không thích viện dưỡng lão ?

Chắc hẳn, bạn nghĩ rằng đưa cha mẹ già vào viện dưỡng lão là một việc làm thiếu đạo đức. Tuy nhiên, việc gì cũng đều có 2 mặt của nó và chỉ người trong cuộc mới hiểu. “Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh” nên bạn khoan hãy vội suy xét về vấn đề này nhé. Hãy để HRV đưa bạn gặp gỡ với những cụ ông, cụ bà ở đây. Để tìm hiểu xem, cuộc sống của họ ở viện dưỡng lão như thế nào. Và  từ đây, bạn cũng sẽ có cái nhìn khác hơn về nơi ở dành cho người già này.

Địa điểm được chọn tham khảo

Những ngày giáp Tết, những cành đào nhỏ xinh được cắm trong phòng tập thể của viện dưỡng lão ở quận Hà Đông, Hà Nội. Nơi đây có khoảng 50 ông bà cao tuổi được chăm sóc. Mỗi người có một hoàn cảnh khác nhau, họ ở đây tạo thành những mảnh ghép về cuộc đời của những số phận.

Đây là một viện dưỡng lão được nhiều người tìm đến tại khu vực Hà Nội. Ở đây đã cho phép chúng tôi được tiếp xúc với các cụ ông, cụ bà để tìm hiểu hoàn cảnh. Và từ đây, câu chuyện vui buồn của mỗi người đều được giải bày ra. Như thể, khi chúng tôi đến là cơ hội cho các cụ tâm sự chuyện lòng của mình vậy.

các cụ ở viện dưỡng lão

Chuyện của cụ bà Nguyệt

Ngồi trên xe lăn, bà Nguyễn Thị Nguyệt (80 tuổi) cho biết, vốn dĩ ở phố Quán Sứ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Thế nhưng vì tuổi già sau khi bị gãy tay, đau ốm, gia đình lại neo con cái nên bà quyết định vào viện dưỡng lão cách đây gần 3 năm.

Nguyên nhân bà đến viện dưỡng lão

Trong câu chuyện với chúng tôi bà tâm sự, trước đây làm cho một công ty sản xuất văn phòng phẩm. Sau đó bà mới chuyển qua công ty thực phẩm ở quận Hoàn Kiếm. Bà lấy chồng rồi lần lượt sinh được hai người con một trai một gái. Tuy nhiên con trai đầu không lập gia đình, con gái thì lấy chồng và sinh mỗi cháu trai. Con cháu hiếm hoi nên đôi chút bà thấy hơi buồn. Nhưng rồi nỗi buồn ấy cũng chóng qua đi vì bà hiểu hoàn cảnh của mình.

Bà bảo cách đây vài năm, bà không may bị ngã gãy tay phải bó bột. Sau lại ngã tiếp một lần nữa, khiến người con trai vô cùng lo lắng đưa bà đi bệnh viện. Thế rồi chân bị thấp khớp khiến bà phải hạn chế việc đi lại, phải chống gậy hoặc ngồi xe lăn.

“Vì ốm đau bệnh tật nên tôi quyết định vào viện dưỡng lão để không muốn các con phải vất vả chăm sóc, vệ sinh cho mình hằng ngày. Thi thoảng các con vẫn thường xuyên vào thăm nên cũng đỡ buồn tủi. Tết về chúng nó bận việc đi vắng hết có một thân một mình lủi thủi buồn lắm. Các con ban đầu cũng khuyên tôi ở nhà cho có mẹ có con. Nhưng tôi thấy ở đây mọi người chăm sóc tốt, cũng có nhiều người già như mình nên chia sẻ với nhau được nhiều điều”, bà Nguyệt chia sẻ.

Cuộc sống của bà Nguyệt ở viện dưỡng lão

Việc đi lại khó khăn nên mọi sinh hoạt của bà Nguyệt đều phải có sự trợ giúp của những nhân viên tại viện dưỡng lão. Bà bảo sức khoẻ yếu nên năm nay bà vẫn sẻ ở lại đây đón tết cùng mọi người. Nhưng trong lời kể của bà, không nhìn thấy sự xót xa. Có lẽ, trái lại bà Nguyệt còn thấy vui khi đón tết ở đây và không làm phiền con cháu.

“Tôi cũng đã chuẩn bị phong bì chờ khi nào con cháu đến chúc Tết sẽ mừng tuổi từng đứa. Giờ già yếu rồi tôi chỉ mong sao sống được ngày nào con cháu còn nhìn thấy mình là vui và hạnh phúc rồi”, bà Nguyệt tâm sự. Đến đây, có thể thấy bà Nguyệt là một người phụ nữ rất yêu con cháu.

hãy thường xuyên thăm những người ở viện dưỡng lão

Chuyện của cụ ông Nghĩa

Cũng nhà mặt phố như bà Nguyệt, ông Nguyễn Văn Nghĩa (89 tuổi) nhà ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội). Ông cũng có thâm niên ăn Tết ở viện dưỡng lão 3 năm nay.

Nguyên nhân ông Nghĩa đến viện dưỡng lão

Đôi bàn tay run bần bật vì chứng tai biến, ông Nghĩa tâm sự con trai ông không còn. Con dâu và cháu ở nước ngoài mỗi năm về một lần. Ban đầu ông cũng thuê một người giúp việc chăm sóc phục vụ nhu cầu ăn uống sinh hoạt. Nhưng vì buồn tủi nên ông quyết định vào viện dưỡng lão.

“Ban đầu tôi vào đây không đi lại được thế nhưng tập luyện dần dần giờ đi được rồi. Hằng ngày tôi tập thể dục, vận động chân tay để khoẻ hơn. Vì con cháu ở nước ngoài Tết không về. Nên 3 năm nay tôi ở viện dưỡng lão này đón Tết cùng mọi người. Các cháu cũng thường xuyên tới thăm kể cả ngày Tết nên tôi cũng thấy yên tâm và không buồn rầu gì cả”, ông Nghĩa nói.

Cuộc sống của ông nghĩa ở viện dưỡng lão

Cũng như bà Nguyệt, ông Nghĩa không hề than phiền gì về nơi đây. Mặt khác, ông vẫn nhận được sự quan tâm, thăm hỏi thường xuyên của các con. Nên trông ông Nghĩa không có chút gì là buồn tủi cả. Đây là minh chứng cho thấy, người ở viện dưỡng lão không hề khổ. Nếu họ vẫn cảm nhận được sự quan tâm của người thân.

Chính sách tại viện dưỡng lão

Chị Hoàng Thị Thu Ngân, Phó giám đốc trung tâm dưỡng lão cho biết, hiện cả hai cơ sở của trung tâm tiếp nhận hơn 100 các cụ ông, bà. Cho đến thời điểm hiện tại đã có 10 gia đình đăng ký sẽ đưa cụ về, còn những gia đình khác chưa báo với trung tâm.

“Ở đây Tết với đặc điểm nhân viên giảm xuống gần một nửa so với ngày bình thường, các hoạt động vui chơi giải trí không như ngày thường nhưng vẫn tạo không khí cho các cụ. Trước Tết chúng tôi mua đào quất cho các cụ trang trí, tổ chức cho các cụ làm bao lì xì hoặc mua giúp bao lì xì để các cụ mừng tuổi con cháu đến thăm. Thực đơn Tết của các cụ được thay đổi so với ngày thường như món ăn ngày Tết ở gia đình để các cụ vui hơn”, chị Thu Ngân chia sẻ.

Nên tổ chức lễ tết cho người già

Theo chị Thu Ngân, năm nay viện dưỡng lão sẽ có thêm hoạt động giao lưu văn nghệ, hát karaoke hoặc biểu diễn hoặc để các cụ vui vẻ hơn. Đây là việc làm rất ý nghĩa giúp các cụ ông, cụ bà có thêm niềm vui ở đây.

Nguồn:saostar.vn

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sự kiện - Lễ hội