Văn hóa Cồng Chiêng – tinh hoa văn hóa hội tụ đầy đủ bản sắc của dân tộc vùng cao Tây Nguyên. Nơi lưu trữ các sắc thái văn hóa phong phú, được thể hiện qua nghệ thuật Cồng Chiêng; các lễ hội của các dân tộc, kho tàng văn học. Từ nền văn hóa này giúp ta hiểu được các đặc điểm, bản sắc độc đáo, riêng biệt của nơi đây. Vùng địa đạo hình thành và phát triển dựa trên nền “văn minh nương rẫy”, khác xa so với “văn mình lúa nước” ở vùng đồng bằng. Hãy cùng HRV tìm hiểu nền văn hóa đặc sắc này nhé!
Nguồn gốc cồng chiêng Tây Nguyên là có từ đâu?
Khi nhắc đến những nét đặc sắc trong văn hóa Việt Nam thì chắc chắn mọi người sẽ ngay lập tức nghĩ đến các di sản phi vật thể nổi tiếng được UNESCO công nhận trên thế giới như: nhã nhạc cung đình Huế, dân ca quan họ, đờn ca tài tử Nam Bộ, hát ca trù. Trên tất cả, có một di sản văn hóa của Việt Nam được tôn vinh trên thế giới; cũng là niềm tự hào của người dân nước Việt.
Đó chính là văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, một trong bảy di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam biểu tượng cho bản sắc dân tộc Việt tuyệt vời và đặc sắc. Dưới đây là những nét tiêu biểu của văn hóa cồng chiêng mà bạn có thể tìm hiểu nhé.
Xuất phát điểm của Cồng Chiêng
Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là một trong những nét đặc sắc, đặc trưng của nền văn hóa dân tộc Việt Nam. Dù trải qua bao nhiêu năm thì cồng chiêng vẫn luôn gắn bó với mọi hoạt động của công đồng dân cư sinh sống tại nơi đây.
Chính đồng bào các dân tộc ở vùng đất này đã thổi hồn, tiếp thêm sức sống cho cồng chiêng Tây Nguyên. Để những âm thanh khi ngân nga sâu lắng; khi thôi thúc trầm lắng, hòa quyện với tiếng suối, tiếng gió; tiếng lòng của người dân nơi đây sống mãi cùng với đất trời và con người. Đây là một minh chứng độc đáo và cũng là một nét đặc trưng của truyền thống văn hóa dân tộc Tây Nguyên.
Có giả thuyết cho rằng cồng chiêng Tây Nguyên bắt nguồn từ văn minh Đông Sơn – nền văn hóa đồng thau xuất hiện tại Đông Nam Á. Tuy vậy, cồng chiêng Tây Nguyên của Việt Nam mang một nét rất đặc trưng và khác biệt; không thể nào nhầm lẫn với bất kì cồng chiêng nào ở những khu vực khác do tính cộng đồng rất cao. Chính vì thế, tùy thuộc theo từng nhóm dân tộc, cồng chiêng sẽ được đánh bằng dùi hoặc bằng tay.
Ý nghĩa của văn hóa Cồng Chiêng
Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trải rộng suốt 5 tỉnh Kon Tum; Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng. Chủ nhân của loại hình văn hóa đặc sắc này là cư dân các dân tộc Tây Nguyên: Bana, Xêđăng, Mnông… Cồng chiêng gắn bó mật thiết với cuộc sống của người Tây Nguyên; là tiếng nói của tâm linh, tâm hồn con người, để diễn tả niềm vui; nỗi buồn trong cuộc sống, trong lao động và sinh hoạt hàng ngày của họ.
Tất cả các lễ hội trong năm, từ lễ thổi tai cho trẻ sơ sinh đến lễ bỏ mả; lễ cúng máng nước, lễ mừng cơm mới; lễ đóng cửa kho, lễ đâm trâu; hay trong một buổi nghe khan, đều phải có tiếng cồng. Tiếng chiêng dài hơn đời người, tiếng chiêng nối liền, kết dính những thế hệ.
Điều đó khẳng định Việt Nam là một đất nước có bề dày truyền thống văn hóa; có nhiều nghệ thuật truyền thống cần được bảo tồn, gìn giữ và phát huy.
Không gian văn hóa cồng chiêng
Tiếng cồng chiêng Tây Nguyên mang lại sự thiêng liêng vào cuộc sống. Điều này khiến mọi người cảm thấy được sống trong không gian thanh cao, tâm linh, huyền ảo. Hơn thế nữa, tiếng cồng chiêng còn hòa nhịp âm vang gợi cho người nghe như thấy được cả không gian sắn bắn, không gian nướng rẫy, không gian lễ hội.
Âm thanh cồng chiêng là sợi dây kết nối với cộng đồng một cách rất linh thiêng và thế tục, tâm niệm và cộng cam. Cồng chiêng đã trở thành biểu tượng không thể thiếu trong cuộc sống của dân tộc Tây Nguyên. Tiếng cồng chiêng không chỉ gợi lên những âm thanh huyền ảo. Nó còn đem đến một cảm xúc rạo rực khó tả trong lòng mỗi con người; tạo nên một sự đoàn kết mạnh mẽ của cả dân tộc.
Tiếng cồng chiêng gợi tả sự thổn thức trong lễ cầu sức khỏe, da diết ước mong trong ngày lễ phát rẫy trìa lúa và sự phấn khởi, mừng vui trong ngày lễ mùng thần lúa. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là một trong các di sản cần được bảo tồn và phát huy giá trị.
Những ngày hội cồng chiêng
Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên không chỉ một món ăn tinh thần của người dân Tây Nguyên. Nó còn chứa đựng những sáng tạo mang tầm kiệt tác của nhân loại. Nhờ sự tài hoa và khéo léo của người dân nơi đây đã biến một sản phẩm hàng hóa vốn không được đề cao trở thành một loại nhạc cụ tuyệt vời.
Một trong những tâm điểm của lễ hội cồng chiêng thu hút được nhiều người tham gia; là lễ đón nhận không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên; là Kiệt tác phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại. Đây là một sự kiện văn hóa quan trọng được tổ chức trên địa bàn 5 tỉnh Tây Nguyên gồm; Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông và Lâm Đồng. Tại lễ hội này, nó sẽ được chính các nghệ nhân dân tộc trình diễn các xoay quanh chu kỳ vòng đời của con người và chu kỳ một năm sản xuất.
Cồng chiêng Tây Nguyên là biểu tượng gắn bó mật thiết trong cuộc sống của người dân Tây Nguyên. Nó còn là tiếng nói của tâm linh, tâm hồn con người; nó đem diễn tả niềm vui, nỗi buồn trong đời sống lao động và sinh hoạt của họ. Hy vọng thông tin trên sẽ giúp bạn khám phá được những nét đặc sắc trong văn hóa nơi đây.
Nguồn: vietnamtour247.com