Đền Angkor Wat – Biểu tượng đất nước Campuchia

Đền Angkor Wat – Biểu tượng đất nước Campuchia

Dạo bước trên một đất nước Đông Nam Á có mối liên hệ khăng khít với đất nước Việt Nam chúng ta, đất nước nổi tiếng với những ngôi đền có thể sánh ngang với đền Solomon hay tajimahar, Angkor Wat không chỉ là tập hợp những ngôi đền cổ mang theo những di sản nghệ thuật Angkor và di tích khmer mà còn là biểu tượng và niềm tự hào của người dân và cả đất nước Campuchia
Đền Angkor Wat là di sản vĩ đại mà người Khmer để lại cho hậu thế; cũng như bao ngôi đền cổ khác, nó mang trong mình nhiều bí ẩn chưa thể lí giải; gây tò mò cho giới khảo cổ và những người thích khám phá.

Lịch sử đền Angkor Wat

angkor wat toàn cảnh

Angkor Wat nằm cách thị trấn Xiêm Riệp 5.5 km (3.4 dặm) về phía bắc và chếch về phía đông nam của kinh đô cũ, với trung tâm là đền Baphuon. Đây là một khu vực có nhiều kiến trúc cổ quan trọng và là cực nam của cụm di tích chính Ăngkor.

Truyền thuyết kể rằng Angkor Wat được xây dựng theo lệnh của Indra để làm cung điện cho con trai Precha Ket Mealea. Theo nhà ngoại giao Chu Đạt Quan (thế kỷ XIII); một số người tin rằng ngôi đền được xây dựng chỉ trong một đêm bởi một kiến trúc sư nhà Trời.

Việc thiết kế và xây dựng được tiến hành vào nửa đầu thế kỷ XII dưới thời vua Suryavarman II (trị vì từ năm 1113 – 1150). Thờ thần Vishnu, ngôi đền được coi như thủ đô và đền thờ của nhà vua. Do không tìm thấy tấm bia nền móng cũng như bất kỳ bản khắc nào nhắc đến ngôi đền vào thời đó; tên ban đầu của nó vẫn là một dấu hỏi, nhưng nó có thể đã được gọi là “Varah Vishnu-lok”, theo tên của vị thần được thờ. Công việc có vẻ như đã kết thúc sau khi nhà vua băng hà không lâu; dựa vào một số bức điêu khắc vẫn còn dang dở.

Giới thiệu khu đền Angkor Wat

angkor wat du lịch cổ

Có thể nói Angkor Wat chính là di sản vĩ đại nhất mà người Khmer để lại cho hậu thế. Tên của nó theo tiếng Campuchia chính là thành phố của những ngôi đền. Được xây dựng vào thế kỉ 12 bởi vua Suryavarman II; Angkor Wat sở hữu một diện tích vô cùng lớn lên tới 200ha và tòa tháp cao nhất tới 65m và chính là quần thể di tích tôn giáo lớn nhất trên thế giới. Sự hoành tráng của Angkor Wat chính là biểu hiện của đế chế Khmer cổ đại hùng mạnh; có thủ đô đặt tại thành phố Angkor và phát triển cực thịnh vào những năm 800,900 sau công nguyên.

Angkor Wat ban đầu được xây dựng để thờ Hindu giáo; chính vì thế kiến trúc ngôi đền mô phỏng hình ngọn núi Meru vĩ đại của Ấn Độ. Nhưng sau này tới cuối thế kỉ 12 do sự du nhập và phát triển mạnh của đạo Phật; Angkor Wat đã chuyển sang thờ Phật giáo.

Đền Angkor Wat chính là niềm tự hào to lớn của người Campuchia trước bạn bè thế giới. Tuy nhiên chính tại quần thể này vẫn tồn tại những bí ẩn chưa có lời giải đáp hợp lí.

Những câu hỏi chưa có lời giải đáp về ngôi đền Angkor Wat

Khu đền được xây dựng như thế nào?

angkor wat toàn cảnh

Khu đền này được xây dựng vào đầu thế kỉ 12; khi mà phương tiện, vật liệu và kĩ thuật xây dựng đều còn rất thô sơ. Thế nhưng bằng cách nào mà người Khmer cổ đại đã xây dựng nên một ngôi đền hoành tráng tới vậy?

Theo ước tính của các nhà khoa học; cả công trình Angkor Wat này cần tới 5 triệu tấn đá sa thạch; mỗi phiến đá nặng 1.6 tấn một số lượng rất lớn nguyên liệu. Bên cạnh đó, theo ghi chép của lịch sử cả quần thể đền này được xây dựng trong vẻn vẹn 35 năm với sức lao động của 300,000 người và 6000 con voi. Vậy nhưng, với những tính toán có cơ sở của các nhà khoa học hiện đại thì ở trình độ xây dựng thời bấy giờ cùng lượng lao động như thế; cần mất tới 100 năm mới có thể hoàn thành công trình này. Vậy điều gì đã khiến người Khmer rút ngắn được nhiều thời gian xây dựng tới vậy?

Hệ thống kênh rạch chính là chìa khóa giải mã cách xây ngôi đền

angkor wat kênh rạch

Câu hỏi này dường như đã có câu trả lời; đó chính là hệ thống kênh rạch bao quanh ngôi đền này. Người Khmer đã rất thông minh khi lợi dụng hệ thống kênh rạch này để di chuyển những phiến đá cực nặng kia. Như vậy với quãng đường 34km; việc di chuyển đá chỉ mất 10 giờ đồng hồ; thay vì 5 ngày nếu di chuyển trên đất liền. Như vậy, chỉ bằng việc sử dụng hệ thống kênh này trong việc vận chuyển nguyên vật liệu mà người Khmer đã nhanh chóng hoàn thành công trình này trong vòng 35 năm.

Thế nhưng lại có một bí ẩn nữa vẫn chưa thể có sự giải đáp. Đó chính là kết cấu ngôi đền này. Ngôi đền được xây dựng bằng đá hoàn toàn; mỗi phiến đá nặng tới 1.6 tấn và được xếp chồng lên nhau tạo thành kiến trúc Angkor Wat. Trong thời điểm đó chắc chắn không hề có xi măng; vữa để kết dính các khối đá. Vậy người Khmer đã làm cách nào để kết nối hàng triệu phiến đá lớn như vậy với nhau? Câu hỏi này hiện vẫn chưa có câu trả lời hợp lí.

Sự sụp đổ bất ngờ của đế chế Khmer cổ đại

Vương quốc cổ đại Khmer với thủ đô là thành phố Angkor chính là đất nước rộng lớn nhất khu vực Đông Nam Á vào thời bấy giờ; với lãnh thổ trải dài từ Campuchia; một phần Lào, Thái Lan và miền Nam Việt Nam. Từ những năm cuối của thế kỉ 8, vương quốc này được thành lập với vị vua đầu tiên là vua Jayavarman II. Sau khi xây dựng ngôi đền cổ Angkor Wat trong thế kỉ 12; tới khoảng thế kỉ 15; vương quốc này đột ngột sụp đổ mà nguyên nhân cho tới giờ vẫn là một ẩn số lớn.

Một trong những giả thuyết nhận được sự đồng ý lớn nhất chính là biến đổi khí hậu là nguyên nhân gây ra sự diệt vong cho vương quốc này. Khmer nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa với mùa khô và mùa mưa rõ rệt. Thế nhưng trong vòng nhiều thập kỉ liên tiếp từ năm 1330 đến 1360 và từ 1400 tới 1420; vương quốc này đã hứng chịu những đợt siêu hạn hán. Và đối với một đất nước nông nghiệp như Khmer; hạn hán mạnh mã và trên diện rộng như vậy đã gây ra sự thất bát cho mùa màng; đi kèm với đó là những dịch bệnh mà y học cổ đại không thể nào kiểm soát nổi.

Có thể nói, vương quốc Khmer sở hữu một hệ thống kênh rạch dày đặc có thể chịu được lượng mưa lớn. Nhưng những đợt hạn hán kéo dài đó đã khiến hệ thống thủy lợi của vương quốc này hoàn toàn phá hủy.

Những sự thật thú vị về đền Angkor Wat có thể bạn chưa biết

angkor wat du lịch

Angkor Wat được dịch ra nghĩa là “Thành phố của những đền thờ” hay nói ngắn gọn là “Thành phố đền”.

Đền Angkor Wat là lý do chính để cho hơn 50% lượng khách du lịch quốc tế đến thăm Campuchia. Người dân Campuchia rất tự hào về công trình kiến trúc của họ và nó đã được đặt lên trên lá cờ của đất nước Campuchia năm 1850.

Được xây dựng vào thời gian đầu của thế kỉ 12 (giữa những năm 1113 và năm 1150) đền Angkor Wat là tượng đài tôn giáo lớn nhất trên thế giới.

Thời điểm ban đầu đền Angkor được xây dựng là để tưởng nhớ cho thần Vishnu, một vị thần Hindu, chứ không phải dành cho vị vua hiện tại.

Đá sa thạch, loại đá được dùng để xây dựng những tượng đài quốc gia của Campuchia, có trọng lượng ít nhất là 5 tấn, được vận chuyển từ một mỏ đá cách đó 25 dặm.

Hầu hết kinh phí để khôi phục lại đền Angkor Wat đều được tài trợ từ những quỹ quốc tế. Chỉ có khoảng 28% số lượng vé bán đi được chi trả lại cho đền thờ.

Nguồn: vietair.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sự kiện - Lễ hội