Điểm mặt 5 làng nghề truyền thống của Long An

Điểm mặt 5 làng nghề truyền thống của Long An

Long An, một tỉnh thành thuộc miền Tây yêu thương, nổi tiếng với phong cảnh hữu tình, con người chất phát. Tuy nhiên, Long An còn được biết đến với đặc điểm là cái nôi của 5 làng nghề truyền thống. Nếu là dân miền xa, có thể bạn sẽ không biết được những làng nghề nổi tiếng này ở Long An. Bởi dân Long An rất ít khi khoe khoang. Họ chỉ nói đến làng nghề của mình khi được hỏi đến. Sau đây, HRV sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm về những làng nghề này nhé.

Làng nghề truyền thống Chiếu Long Cang

Làng nghề dệt Chiếu Long Cang thuộc xã Long An, huyện Cần Giuộc. Nghề dệt chiếu, cói đã xuất hiện từ trước năm 1930 . Nó gắn với đời sống văn hóa của làng chiếu Long Cang tồn tại cho đến nay. Các sản phẩm của chiếu Long Cang gồm: Chiếu nằm, chiếu nôi em bé, chiếu làm thảm, chiếu hoa văn, chiếu lãi chữ, chiếu lãi hoa văn…

Những chiếc chiếu thủ công tinh xảo hỗ trợ rất nhiều cho đời sống của người dân. Từ xưa, mỗi gia đình đều không thể thiếu một chiếc chiếu để nằm nghỉ ngơi. Đến tận bây giờ, rất nhiều gia đình vẫn có thói quen dùng chiếu thay vì các loại vật liệu khác.

làng nghề làm chiếu

Làng nghề truyền thống Trống Bình An

Làng nghề truyền thống Trống Bình An thuộc ấp Bình An, xã Bình Lãng, huyện Tân Trụ. Nghề bịt trống đã xuất hiện từ năm 1842 và gắn với đời sống văn hóa của Làng Bình An. Nghề bịt trống làng Bình An gắn liền với tên tuổi của một số nghệ nhân nổi tiếng. Chẳng hạn như: ông Nguyễn Văn Mến, Nguyễn Văn Ba, Nguyễn Văn Lương.

Các sản phẩm chủ yếu của Trống Bình An gồm các loại trống được sản xuất tỉ mĩ. Có trống trường học, trống đình chùa, trống nhạc lễ. Còn có trống múa lân, trống tiều, trống cơm, trống cái, trống đại, trống lễ hội, trống rồng, trống sư tử…Mỗi loại trống được chế tác thể hiện được không khí lễ hội mà nó được sử dụng.

làng nghề làm trống

Làng nghề truyền thống Chầm nón lá An Hiệp

Làng nghề Chầm nón lá An Hiệp thuộc xã An Ninh Đông, huyện Đức Hòa. Nghề Chầm nón lá đã xuất hiện từ lâu đời và gắn với đời sống văn hóa của nhân dân ấp An Hiệp. Nghề Chầm nón lá đã gắn với tên tuổi của của một số hộ làm nghề nổi tiếng. Chẳng hạn như: Bà Châu Thị Tựa, Bà Nguyễn Thị Rẫy, Bà Nguyễn Thị Ngừng, Bà Phan Thị Trừ, Bà Nguyễn Thị Gết, Bà Phan Thị Lánh…

Những chiếc nón lá ở đây được làm vô cùng khéo léo, tỉ mĩ. Và có thể cũng chính nhờ những chiếc nón lá này, khiến gái Long An trở nên duyên dáng hơn. Chiếc nón lá cũng khiến người đội dịu dàng hơn, thướt tha hơn, làm say đắm những người gặp mặt.

làng nghề chầm nón lá

Làng nghề truyền thống Đan cần xé

Làng nghề truyền thống Đan cần xé đã xuất hiện lâu đời và gắn với đời sống văn hóa của người dân ấp Hòa Hiệp 1 thuộc xã An Ninh Đông, huyện Đức Hòa tồn tại đến ngày nay. Nghề đan cần xé gắn với tên tuổi của làng từ nhiều thế hệ như: Ông Phạm Văn Rong, ông Trần Văn Cưng, bà Trần Thị Trừ, ông Phạm Ngọc Ở, ông Phạm Văn Méo, bà Đặng Thu Cốm, ông Trần Văn Cưng…

Những chiếc cần xé mà ở đây làm ra vô cùng chắc chắn, bền, đẹp và đây cũng là nguyên nhân tạo nên sự nổi tiếng của làng. Những chiếc cần xé này gắn liền với cuộc sống miền Tây sông nước. Đặc biệt, đây luôn là món hàng được ưa thích tại các chợ làng.

làng nghề đan cần xé

Làng nghề truyền thống Bánh tráng Nhơn Hòa

Làng nghề truyền thống Bánh tráng Nhơn Hòa thuộc phường 5, thành phố Tân An. Nghề làm bánh tráng ra đời từ năm 1943 đến nay, vì đây là nghề truyền thống của người dân khu vực Nhơn Hòa trước đây là nghề cha truyền con nối qua nhiều thế hệ, có những hộ 3 thế hệ làm bánh như ông Huỳnh Phát Tài, bà Bùi Thị Hương, bà Dương Thị Quắn, ông Võ Văn Nhỏ, họ luôn xem nghề bánh tráng là một nghề truyền thống.

bánh tráng phơi nắng

Kết

Long An hiện có 5 làng nghề truyền thống được UBND tỉnh công nhận. Các làng nghề truyền thống với các sản phẩm khác nhau nhưng có điểm chung là làm thủ công, bằng lao động sáng tạo, người thợ thủ công đã tạo ra các sản phẩm tuyệt vời, mà ở đó tư duy là kinh nghiệm rút ra từ bao thế hệ, sẽ không mai một vì nó đã gắn kết với người dân các làng nghề, mang lại sự tinh tế, nét độc đáo riêng của các làng nghề, giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Nguồn: arit.gov.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sự kiện - Lễ hội