Quần thể di tích Hoàng thành Thăng Long là di sản gắn liền với lịch sử Kinh thành Thăng Long – Đông Kinh và Hà Nội xưa. Hoàng thành được xây dựng và phát triển qua nhiều triều đại; tiền thân là An Nam đô hộ phủ, qua thời Đinh –Tiền Lê và tiếp tục được xây dựng phát triển mạnh vào thời Lý, Trần, Lê. Là quần thể Hoàng thành có lịch sử lâu đời được xây dựng qua nhiều đời vua mà vẫn còn tội tại cho đến bây giờ.
Hoàng thành Thăng Long đã chính thức được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào ngày 31/7/2010. Đó là danh hiệu xứng đáng khi nó mang trong mình quá nhiều đặc điểm nổi bật mà không phải quần thể nào cũng có như; chiều dài lịch sử hơn 13 thế kỷ, mang trong mình nhiều tầng di tích và di vật đa dạng của nhiều triều đại xưa; ngoài ra nó còn được xem là một trung tâm quyền lực. Vậy để hiểu rõ hơn về những đặc điểm nổi bật trên chúng ta hãy cùng tìm hiểu ở phần dưới nhé.
Hoàng thành Thăng Long được xây dựng như thế nào?
Giai đoạn tiền Thăng Long
Thời kỳ Nhà Đường, An Nam được chia thành 12 châu với 50 huyện; Tống Bình là trung tâm của An Nam đô hộ phủ, lần đầu tiên vùng đất sau là kinh thành Thăng Long nắm giữ vai trò một trung tâm quyền lực chính trị. Năm 866, viên tướng nhà Đường Cao Biền xây dựng một thành trì mới, Tống Bình được đổi tên thành Đại La – thủ phủ của Tĩnh Hải quân. Theo truyền thuyết, khi đắp thành; Cao Biền thấy một vị thần hiện lên tự xưng là thần Long Đỗ. Vì vậy, sử sách còn gọi Thăng Long là đất Long Đỗ.
Cuối thế kỷ IX, chính quyền trung ương nhà Đường suy yếu nghiêm trọng. Đầu thế kỷ X, các thế lực cát cứ nổi lên đánh giết lẫn nhau; tạo ra thế loạn chia cắt Ngũ Đại Thập Quốc. Khúc Thừa Dụ; khi đó là Hào trưởng Chu Diên, được dân chúng ủng hộ; đã tiến ra chiếm đóng phủ thành Đại La, tự xưng là Tiết độ sứ. Sau khi đã nắm được quyền lực thực tế trên đất Tĩnh Hải quân; ông đã cho xây dựng chính quyền dựa trên danh xưng của chính quyền đô hộ nhà Đường; nhưng thực chất là một chính quyền độc lập và do người Việt quản lý.
Bước ngoặc dưới thời Ngô Vương
Năm 931, Dương Đình Nghệ đem quân từ Ái châu ra Đại La đánh đuổi thứ sử Lý Tiến của nước Nam Hán. Lý Tiến bỏ chạy; Dương Đình Nghệ giải phóng thành Đại La giành quyền tự chủ cho đất nước Việt được 6 năm thì bị Kiều Công Tiễn giết hại. Năm 938, Ngô Quyền hạ thành Đại La, tiêu diệt Kiều Công Tiễn. Sau đó, ông chỉ huy trận Bạch Đằng; đánh bại quân Nam Hán, giết chết Hoằng Thao.
Mùa xuân năm 939, ông xưng là Ngô Vương, không đóng đô ở Đại La mà về Cổ Loa. Sau khi Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân; các Triều đại Đinh, Tiền Lê đóng đô ở Hoa Lư. Đại La lúc này do Đô hộ phủ sĩ sư Lưu Cơ cai quản và tu sửa Hoàng thành quay về hướng nam (hướng về kinh đô Hoa Lư thay vì hướng về phương bắc như chính quyền đô hộ đã làm) vì thế mà vị quan này được coi là người “giao chìa khóa” thành Đại La cho Lý Thái Tổ.
Giai đoạn từ thời Lý – Trần
Cách đây hơn 10 thế kỷ, khi dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về thành Đại La; vua Lý Công Uẩn ( Lý Thái Tổ) đã cho xây dựng lại thành Thăng Long trên nền của toà thành Đại La cũ. Thành Thăng Long gồm; Vòng ngoài cùng gọi là La thành hay Kinh thành. Vòng thành thứ hai (ở giữa) là Hoàng thành; là nơi ở và làm việc của các quan lại trong triều. Thành nhỏ nhất ở trong cùng là Tử Cấm thành; nơi chỉ dành cho vua, hoàng hậu và số ít cung tần mỹ nữ.
Trải qua hơn 1000 năm, kinh thành Thăng Long xưa và Hà Nội ngày nay đã chứng kiến biết bao đổi thay bởi các triều đại Phong kiến. Các cuộc chiến tranh cũng đã phá huỷ, chôn vùi nhiều công trình kiến trúc nghệ thuật; nhưng dấu tích khu Hoàng thành Thăng Long vẫn còn đó. Ở khu trung tâm vẫn hiển hiện bóng dáng của toà thành cổ hình vuông được xây dựng từ thời Nhà Nguyễn vào năm 1835. Các tên gọi cổng thành xưa vẫn được dùng đặt tên cho các con phốxung quanh thành cổ như; cửa Bắc, cửa Nam, cửa Đông…
Dẫu không còn những cung điện, song vẫn còn đó một số công trình di tích dọc theo trục trung tâm của khu Hoàng thành cũ như; Cửa Đoan Môn, Điện Kính Thiên, Hậu Lâu. Tại di tích Điện Kinh Thiên ở trung tâm Hoàng thành vẫn còn đôi rồng đá nguyên khối có từ thời Nhà Lê (thế kỷ 15). Cổng thành cửa Bắc cùng những đoạn tường thành Hà Nội còn khá nguyên vẹn.
Những phát hiện mới về Hoàng Thành
Năm 2010, đúng dịp Hà Nội kỷ niệm Đại Lễ 1000 năm Thăng Long- Hà Nội; các nhà khoa học đã phát hiện thêm dưới lòng đất nhiều công trình kiến trúc, di tích; di vật khảo cổ vô cùng quý giá về Hoàng thành Thăng Long. Đây là những bằng chứng khoa học khẳng định nơi đây liên tục là trung tâm kinh đô của nhiều triều đại phong kiến Việt Nam.
Giáo sư sử học Lê Văn Lan, cho biết: “ Các di tích phát hiện như một cuốn sách được mở ra; có lớp lang, trật tự. Dưới 4 mét là tầng văn hoá khảo cổ của thành Đại La; thời kỳ tiền Thăng Long. Ở độ sâu 3 mét là tầng văn hoá thời Lý thế kỷ 11-12; còn lên đến 2 mét là lớp văn hoá thời Trần( thế kỷ 13). Những di tích được phát lộ tại khu vực Hoàn thành Thăng Long vào đúng dip kỷ niệm 1000 năm Thăng Long như thể cho ta một cuốn sách trong lòng đất; vô giá, có lớp lang đầy đủ; đủ nhận diện nơi này là chốn kinh đô, trung tâm đất nước suốt cả nghìn năm lịch sử ”
Nhân chứng lịch sử qua nhiều triều đại
Cùng với những di tích kiến trúc độc đáo; hàng chục ngàn hiện vật tiêu biểu cho các tầng văn hoá các thời kỳ được phát hiện đã phần nào tái hiện lại quá trình lịch sử trải dài từ thế kỷ VII đến thế kỷ IX; xuyên suốt các triều đại: Lý, Trần, Mạc, Lê và Nguyễn. Khu vực trung tâm Hoàn Thành hiện có một số công trình kiến trúc thời Pháp thuộc và công trình Nhà D67 với các di tích hầm ngầm; phòng họp dưới lòng đất. Nhà D67 chính là Tổng hành dinh; nơi Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam và Quân Uỷ Trung ương đã đưa ra những quyết định lịch sử thực hiện thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Những công trình này cho thấy; tất cả các cơ quan quyền lực cao nhất qua nhiều thời kỳ lịch sử đều chọn nơi đây làm trung tâm chính trị; trung tâm quyền lực của đất nước. Giá trị nổi bật nhất của khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội chính là “bộ lịch sử sống” chảy suốt theo cả chiều dài lịch sử hơn 10 thế kỷ của Thăng Long- Hà Nội, kể từ thành Đại La thời tiền Thăng Long đến thời đại ngày nay.
Sự công nhận giá trị di sản
Ngày 1 tháng 8 năm 2010, khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long của Việt Nam được Ủy ban di sản thế giới của Liên Hợp Quốc( UNESCO) công nhận là di sản văn hóa thế giới dựa trên 3 tiêu chí nổi bật; là minh chứng đặc sắc về quá trình giao lưu văn hóa lâu dài; là nơi tiếp nhận nhiều ảnh hưởng văn hóa từ bên ngoài; nhiều học thuyết; tư tưởng có giá trị toàn cầu của văn minh nhân loại để tạo dựng nên những nét độc đáo; sáng tạo của một trung tâm chính trị; kinh tế, văn hóa của quốc gia, là minh chứng về truyền thống văn hóa lâu đời của người Việt ở vùng châu thổ sông Hồng qua các thời kỳ lịch sử; có mối quan hệ giao lưu với khu vực và thế giới.
Nguồn: vovworld.vn