Khám phá tục lì xì tết của hoàng cung Việt Nam

Khám phá tục lì xì tết của hoàng cung Việt Nam

Tục lì xì tết không có gì quá xa lạ với chúng ta hiện nay. Vậy bạn đã từng tò mò  phong tục này diễn ra như thế nào tại hoàng cung xưa chưa? Bạn có từng thắc mắc vua chúa sẽ lì xì cho hoàng cung, triều đình như thế nào? Họ lì xì bằng hình thức nào và giá trị lì xì được tính như thế nào?

Vậy còn bạn chần chờ gì nữa mà không đọc ngay các chia sẻ trong bài viết sau đây. Bài viết sẽ bật mí cho bạn nét văn hóa lì xì thú vị trong triều đình cùng cách lì xì dành cho mỗi vị trí. Cùng xem lì xì xưa và nay có gì khác nhau không nhé.

Tục lì xì cho cận thần và người thân

Tặng quà cho đại thần và người thân là một trong những tục lì xì mà vua chúa ngày xưa vẫn thường làm vào dịp Tết cổ truyền của dân tộc. Ngay từ thời Lê – Trịnh, tục này đã xuất hiện, được sử sách ghi chép lại. Các chúa Trịnh thường có tục tặng quà cho cận thần của mình. Quà lì xì  bao gồm tiền và cả hiện vật.

Thời chúa Trịnh

Vào những buổi thiết triều đầu tiên trong năm mới, các chúa Trịnh thường có tục lì xì cho đại thần. Số tiền nhiều hay ít phụ thuộc chức tước của họ trong triều. Những người có công lao lớn, giữ chức quan to sẽ được chúa lì xì nhiều hơn so với những quan cấp dưới.

Ngoài tiền lì xì, quan lại của chúa Trịnh còn được ban thưởng quà bằng hiện vật. Đó có thể là bộ phẩm phục, đặt trong hộp áo sơn son vẽ rồng, cùng một mẫu. Vua chúa sai người bưng quả áo đến nhà viên quan, đi theo có lính che lọng quà mừng tuổi.

Thời chúa Nguyễn

Đến thời Nguyễn, việc tổ chức đón Tết trong cung điện thiên về phần lễ hơn phần hội. Theo sách Đại Nam hội điển sự lệ, mỗi dịp Tết, vua Gia Long có lệ tặng quà cho quan đại thần. Quà thường gồm quần áo hay vải vóc, dựng trong hộp màu vàng, được quân lính dùng lọng che và mang đến tận nhà người nhận.

tết ở phủ chúa nguyễn

Những ưu ái cho hậu cung

Ngoài việc giữ tục lì xì và tặng quà cho đại thần, các vua triều Nguyễn còn có lệ ban “lửa tình” cho cung phi. Theo sách Lễ Tết, ăn chơi trong cung Nguyễn, không có bà vợ, người con nào được ngồi ăn Tết cùng vua. Nhiều người mang tiếng là vợ vua mà quanh năm không được thấy mặt chồng. Dù họ chỉ ở cách nơi ở của vua có vài chục mét. Để tạo cơ hội cho các phi, tần, mỹ, nữ trong chín bậc được thấy vua trong những ngày đón xuân. Vua Nguyễn nghỉ ra một cách gặp mặt độc đáo.

Đến ngày đông chí hàng năm, tất cả lửa trong Tử Cấm Thành đều phải tắt hết. Chỉ tại cung điện Càn Thanh nhóm một lò lửa thật lớn. Đúng vào lúc nửa đêm, các bà trong cung lục viện được phép mang lồng ấp đến điện Càn Thanh để vua ban cho ít lửa, ngụ ý rằng ban hơi ấm cho mọi người. Chút “lửa tình” này sẽ được các bà giữ cẩn thận quanh năm.

Đối với đại thần

Trong ngày mùng 1 và 2, vua sẽ ban tiền thưởng xuân cho các quan lại và hoàng thân quốc thích. Dĩ nhiên, đây là những vị trí quan trọng của triều đình nên giá trị cũng không hề nhỏ. Tục lì xì được xem là cách mà chúa Nguyễn luôn ghi nhớ công lao của các vị đại thần.

Triều đình ngày tết

Mừng xuân bằng yến tiệc

Cùng với các hình thức ban thưởng cho quan lại và hoàng tộc bằng tiền và hiện vật có giá trị. Các vua chúa cũng tổ cức yến tiệc vào dịp tết của dân tộc. Đây cũng là một “đặc ân” vào mỗi dịp Tết cho hoàng thất. Các bữa yến tiệc được chuẩn bị thịnh soạn và sang trọng hơn ngày thường với nhiều món “sơn hào hải vị”.

Thức ăn mặn dùng trong buổi tiệc

Theo các tư liệu lịch sử để lại, ngay từ thời Lý – Trần, vua chúa thường có lệ ban yến cho quan lại, hoàng thân quốc thích, tôn tử vào dịp Tết cổ truyền. Yến tiệc của nhà vua gồm những món “sơn hào hải vị” mà người thường không dám mơ tới.

Những món ăn quý hiếm trong yến tiệc vua chiêu đãi đầu năm mới còn được sách Đại Nam hội điển sự lệ ghi chép lại. Theo đó, trong 2 ngày đầu tiên của năm, vua ban cho quan lại, hoàng thân quốc thích. Sẽ có nhiều món “sơn hào hải vị” được chuẩn bị cho buổi tiệc. Những người từ quý tộc đến dân dã cũng sẽ được hoàng cung chuẩn bị để vua thiết đãi.

mâm cao cổ đầy ngày tết

Các món ăn bao gồm có cả gia súc, gia cầm, hải sản và các món bổ dưỡng khác. Tất cả đều là những loại ngon nhất, bổ nhất và không thể thiếu là những món quý hiếm như:

-Gia súc, thịt rừng sẽ có :gân hươu, thịt dê, dạ dày lợn, thịt lợn ninh, giò lụa, giò hoa, chân lợn ninh, thịt móng ngựa,…

-Gia cầm sẽ có thịt vịt ninh, thịt vịt quay, thịt ngan quay,thịt gà quay, thịt gà ninh. Thịt chim như bồ câu trắng,  yến sào, các món chim quý,…

-Hải sản như vây cá mập, bào ngư, hải sâm, bóng cá, cá viên, tôm to, cua biển, cá dấm…

Các loại lương thực, tráng miệng

Lương thực gồm có cơm nếp lam, xôi đỏ, miến, …..tráng miệng có chè trứng gà, chè hột sen, các loại hoa quả, …. Ngoài ra còn có các sản vật, các loại bánh đặc sản của vùng miền trên cả nước, kẹo bánh… Tất cả những món ăn này đều được làm công phu từ chất lượng đến hương vị.

Món vua dùng hàng ngày

Những món ngự thiện (vua thường dùng hàng ngày) như: nem công, xôi vò, nham bò,….Còn có trứng gà lộn, cao lầu, thịt quay, dưa giá, kiệu thịt phay, gầm ghì, măng cày, hon hôn, nướng sẻ, um cò,…..Có các món lạ tai như tao sò, da bì, bánh mì tây, rượu dầm cam bồ đào… Hoặc mực trộn, gân chân vịt, giò nai, cháo hải sâm, kim châm,…

Ngoài ra, trong yến tiệc còn có bát trân – tám món ăn quý hiếm nhất cung đình. Các món này như: nem công, chả phượng, da Tây ngu (tê giác), bàn tay gấu, gân nai, môi đười ươi, thịt chân voi, yến sào,….

Món ăn cầu kì ngày tết

Theo sách Lễ Tết ăn chơi trong cung Nguyễn, các món ăn trong chốn nội cung được chế biến công phu, cầu kỳ, cỗ hạng một gồm 60 món, cỗ hạng 2 gồm 40 món, cỗ hạng 3 gồm 30 món ăn khác nhau.

Đó là những thú vị về tục lì xì của vua chúa ngày Tết. Ngày nay, tuy không còn vua chúa, hoàng cung. Nhưng đây là nét văn hóa phi vật thể rất đẹp, rất độc đáo mà chúng ta nên gìn giữ. Có thể thấy rằng, dù là thời nào thì các phong tục ngày tết của Việt Nam rất độc đáo đúng không nào?

Nguồn: zingnews.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sự kiện - Lễ hội