Những điều bạn cần biết về Lễ hội Đền Hùng ở Việt Nam

Những điều bạn cần biết về Lễ hội Đền Hùng ở Việt Nam

Lễ hội Đền Hùng hay còn có tên gọi khác là Giỗ tổ Hùng Vương. Đây là một trong những lễ hội lớn trong năm của dân tộc Việt Nam. Lễ hội được tổ chức nhằm tỏ lòng thành kính, biết ơn đến công lao lập nước của các vùa Hùng, những vị vua đầu tiên của dân tộc. Bạn đã nắm rõ được những thông tin cần thiết và biết ý nghĩa của ngày lễ lớn này hay chưa? Mời bạn hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của HRV để nắm rõ hơn về ngày này nhé!

Những điều bạn cần biết về Lễ hội Đền Hùng ở Việt Nam

Lễ hội Đền Hùng – Những điều cần biết

Thời gian diễn ra lễ hội Đền Hùng

Cứ đến mùng 10 tháng 3 hằng năm, người dân khắp mọi miền Tổ quốc, từ miền Nam ra miền Bắc lại nô nức nhau đi trẩy hội Đền Hùng. Có thể nói đây là một nét văn hóa độc đáo của con cháu Lạc Hồng nói chung và người dân Phú Thọ nói riêng để tỏ lòng thành kính hướng về cội nguồn, hướng về tổ tiên.

Trong tâm thức của người Việt, ngày giỗ tổ như một niềm tự hào đặc biệt bởi không phải dân tộc nào trên thế giới cũng có ngày quốc giỗ chung. Nhiều khách du lịch nước ngoài tới Việt Nam du lịch; vô tình được tham dự lễ hội Giỗ tổ Hùng Vương đã không ít lần bày tỏ sự ngưỡng mộ; thán phục văn hóa cũng như tinh thần đoàn kết của một đất nước.

gio-to-o-viet-nam

Các nghi thức được thực hiện trong lễ hội Đền Hùng

Đối với lễ hội Đền Hùng, sẽ có hai phần chính, đó là: Phần lễ và phần hội. Phần lễ được tổ chức một cách trang trọng đúng nghi thức với sự tham gia của nhiều vị chức sắc trong làng; các chính khách ở Trung ương về tham dự. Lễ vật dùng trong nghi thức tế lễ bao gồm: Bánh chưng, bánh giầy, lợn, bò, dê.

Khi tiếng nhạc phường bát âm cất lên thì cũng là lúc chủ tế bắt đầu đọc lời nguyện trước ngai thờ các vị vua Hùng. Trước là báo công và sau là cầu phước. Cứ mỗi lần cụ chủ tế đọc lời tế trong sớ sẽ kèm theo một hồi trống và chiêng hiệu. Sau tiếng trống và chiêng thì đoàn tế sẽ tiến lên phía trước tiền đường quỳ lạy rồi lại lùi về sau. Nghi thức được diễn ra cho đến khi lời nguyện trong sớ được cụ chủ tế lần lượt đọc hết.

Đoàn kiệu cờ hoa, ô lọng rực rỡ, các cỗ kiệu được sơn son thiếp vàng và rước bởi các nam thanh nữ tú của làng. Các cụ cao niên chức sắc mặc lễ phục giống kiểu quan triều đình thời phong kiến, quần thụng, áo quan và mũ cánh chuồn (hoặc khăn xếp), chân đi hài cao. Không khí của lễ rước kiệu vô cùng đông vui và tấp nập, người người chen chân nhau đi theo để lên đến Đền Thượng.

Lễ hội Đền Hùng được tổ chức như thế nào?

Lễ hội Đền Hùng được người dân gọi với cái tên quen thuộc khác đó là ngày Giỗ tổ Hùng Vương. Đến mùng 10 tháng 3 Âm lịch hằng năm, lễ hội Đền Hùng lại được tổ chức tại Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ; được mọi người dân Việt Nam nhớ đến. Vì vậy, ngày đặc biệt này còn có câu nói riêng là:

Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng Ba

Lễ rước và dâng hương tại Đền Thượng sẽ được diễn ra như sau:

  • Lễ rước kiệu: Bao gồm có cờ, lọng, hoa, kiệu, trang phục truyền thống đầy màu sắc. Từng đoàn rước kiệu sẽ xuất phát từ dưới chân núi, rồi đi qua các đền để đến Đền Thượng.
  • Lễ dâng hương tại Đền Thượng: Mỗi người đều thắp lên đền một vài nén hương để cầu nguyện tâm niệm của mình với tổ tiên; bởi mỗi nắm đất và gốc cây nơi đây đều rất linh thiêng.

Ngoài ra, lễ hội này còn có rất nhiều trò chơi dân gian khác được tổ chức như: Thi hát xoan, thi vật, bơi trải, kéo co…

Lễ hội Đền Hùng được tổ chức như thế nào?

Ý nghĩa của Giỗ Tổ Hùng Vương đối với dân tộc Việt Nam

Theo truyền thuyết thì Lạc Long Quân và Âu Cơ là Thủy Tổ của người Việt Nam, cha mẹ của các vua Hùng. Chính vì thế, lễ hội Đền Hùng được xem là ngày hội chung vui của toàn dân tộc. Đây là một dịp quan trọng để mọi người nhớ về công ơn sâu sắc của các vua Hùng; có công dựng nước cùng với sự kiên cường chống giặc ngoại xâm; giữ nước của các bậc tiền nhân trong suốt khoảng thời gian qua.

Đây là dịp diễn ra nhiều hoạt động văn hóa thể thao truyền thống và tâm linh của người Việt. Đặc biệt, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã trở thành một di sản văn hóa phi vật thể; được UNESCO công nhận và nằm trong danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam ghi nhận. Đây là một di sản có giá trị độc đáo và sẽ ăn sâu trong tâm hồn; tình cảm của đồng bào cả nước.

Cố GS Ngô Đức Thịnh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu văn hóa; cho rằng thờ cúng quốc tổ Hùng Vương sinh ra do nhu cầu xây dựng nhà nước độc lập; dựa trên nền tảng của tục thờ cúng tổ tiên đã có. Khi đất nước chúng ta thoát khỏi phong kiến Trung Hoa; từ thời Lý – Trần, đặc biệt là từ thời Lê trở đi; tiền nhân ý thức rất rõ việc phải xây dựng kết cấu dân tộc để tạo nên sức mạnh.

Ý nghĩa của Giỗ Tổ Hùng Vương đối với dân tộc Việt Nam

Giỗ Tổ Hùng Vương vào năm 2021

Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng còn là dịp để giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”; lòng biết ơn sâu sắc các Vua Hùng đã có công dựng nước; các bậc tiền nhân kiên cường chống giặc ngoại xâm giữ nước. Đồng thời còn là dịp quan trọng để chúng ta quảng bá ra thế giới về một Di sản vô cùng giá trị, độc đáo; đã tồn tại hàng nghìn năm; ăn sâu vào tâm hồn, tình cảm; trở thành đạo lý truyền thống của đồng bào cả nước; kiều bào ta ở nước ngoài. Là ngày để toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta mãi mãi khắc ghi lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước – Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Lễ hội đền Hùng năm Tân Sửu 2021 dự kiến sẽ chỉ tổ chức các nội dung phần lễ mà không tổ chức phần hội, theo dự thảo Kế hoạch tổ chức Giỗ tổ Hùng Vương của UBND tỉnh Phú Thọ.
Đây cũng sẽ là năm thứ hai Lễ hội đền Hùng không tổ chức phần hội do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Trên đây là một số thông tin về lễ hội Đền Hùng mà HRV muốn chia sẻ đến bạn đọc. HRV mong rằng bạn đã có thêm nhiều kiến thức cho bản thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi!

Nguồn: meta.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sự kiện - Lễ hội