Nghề đạp xích lô- Thời vàng son nay còn đâu?

Nghề đạp xích lô- Thời vàng son nay còn đâu?

Nhắc đến phương tiện đi lại ngày xưa thì chiếc xích lô cũng được sánh ngang với taxi bây giờ. Nghề đạp xích lô được xem là cần câu cơm béo bở cho nhiều gia đình. Tuy nhiên, giờ đây, khi nhắc đến nghề này thì chỉ còn lại những ký ức. Bởi từ lâu, những chiếc xích lô không còn là phương tiện đi lại số 1 nữa. Mà thay vào đó, là sự xuất hiện của những phương tiện hiện đại hơn, thoải mái hơn. Chiếc xích lô đã lui vào dĩ vãng, chỉ cò lại những hình ảnh đẹp qua sách vở hay trí nhớ của con người.

Nghề đạp xích lô chỉ còn trong dĩ vãng

Khu Thanh Long ngày ấy được gọi là xóm xích lô bởi mấy chục hộ trong xóm đều rủ nhau làm chung một nghề là nghề đạp xích lô. Người chở hàng, người chở khách, từ sáng tinh mơ đã lục đục đẩy xe ra ngõ. Họ làm quần quật đến khi trời tối mịt mới về. Cực thì có cực nhưng bù lại hàng nhiều, khách đông, thu nhập nhờ vậy cũng khá. Khi đó, một chiếc xích lô giá trên cây vàng nên nhà ai có của mới dám sắm hai, ba chiếc. Họ cho con cái chạy kiếm tiền, hộ nào nghèo đành bấm bụng… chia ca.
những mảnh đời với nghề xích lô

Những mảnh đời gắn với nghề đạp xích lô

Như gia đình ông Trọng (46 tuổi), nhà bốn cha con mà chỉ có duy nhất một “cần câu cơm”. Sáng cha ông lấy xe đi chở hàng, đến chiều về ba anh em chia nhau chạy. “Lúc đó cả nhà phân tôi chạy ca chiều 2-4-6 nên chở hàng khá lắm. Được hơn chục năm sau, ba tôi già yếu qua đời, hai anh, người mất do bệnh nặng. Người không chịu nổi cái nghèo đã bỏ nghề đạp xích lô, còn tôi bám trụ đến ngày hôm nay”. Ông Trọng ngồi trước bậc thềm vào nhà, nhìn xa xăm, nói giọng buồn buồn.
62 tuổi, ông Phúc là “chân đạp” kỳ cựu nhất còn hành nghề ở xóm đến ngày hôm nay. Con cái đã lập vợ gả chồng, kinh tế cũng ổn định nên cả nhà muốn ông “giải nghệ” .Vì theo như lời vợ ông “Giờ người ta đi xe thồ (xe ôm), taxi hết rồi, hơi đâu bắt xích lô cho mệt mà tiếc”. Biết vậy nhưng không hiểu sao ông vẫn tiếc cái nghề đạp xích lô này. Không được chạy nhiều như trước, ông chuyển sang chở mấy bà cụ trong xóm đi tắm biển mỗi ngày. Ông cố kiếm vài đồng nhâm nhi cà phê sáng, mua mấy tờ báo cập nhật thông tin.
Cẩn thận dùng chiếc giẻ đã vắt sạch nước từ từ lau vài bộ phận trên xe. Ông Phúc cười tươi: “Nghề này đi riết quen rồi, ở nhà là thấy nhức mỏi, ê ẩm cả người. Trong xóm trước kia mấy chục chiếc giờ chỉ còn 4 người chạy. Con cái sợ mình cực khổ nhưng nó đâu biết làm cái gì cũng vậy, gắn bó mấy chục năm đâu dễ bỏ”.
Nghề đạp xích lô mưu sinh trên mọi nẻo đường

Thời vàng son của nghề đạp xích lô

Mấy chục năm trước, mỗi ngày ông Thanh (60 tuổi) chở cả hơn 100 ký hàng. Thu nhập tuy không hơn ai nhưng cũng đủ nuôi vợ và hai con. Nhiều khi tham công tiếc việc, ông chạy đến 10 giờ tối mới về. Ông ăn uống, tắm rửa xong, chợp mắt chưa đủ giấc đã đến giờ chạy tiếp những chuyến hàng cho ngày mới.
Còn vài năm trở lại đây, đạp xích lô đã trở thành công việc… bán thời gian. Mối hàng không dồi dào như trước, mỗi ngày ông chạy từ 5 giờ sáng đến trưa đã cạn. Tuổi già, gân cốt giãn, nhiều lần ông tính chuyển nghề. Nhưng chả hiểu vì nguyên do, cớ sự gì mà gắn bó đến tận hôm nay. Chở riết bạn hàng quen không chịu đổi. Do người trong khi gia đình vẫn khó khăn, còn ông cũng cần đồng ra đồng vô nên ráng.
Có thể thấy, cành ngày, người ta càng chuộng cái mới, và cái nghề đạp xích lô không còn ở cái thời vàng son của nó nữa. Tuy nhiên, vẫn có một vài người đã quen với phương tiện truyền thống. Có thể, họ không muốn đổi, cũng có thể, họ muốn giúp đỡ những người đạp xích lô kiếm cơm qua ngày.

Lũ trẻ xóm xích lô

Như thấu hiểu nỗi vất vả của đấng sinh thành, trẻ con xóm xích lô ngoan lắm. Khi rảnh rỗi là chúng theo phụ cha cái này, giúp mẹ cái kia. Như con trai ông Thanh nay đã tốt nghiệp Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng. Nhưng lúc rảnh lại chạy ra bến cùng ba chất hàng.
Hay như con ông Trọng, lúc nào cũng dành sự chăm sóc đặc biệt cho ba. Trong ký ức của những người đàn ông lam lũ luôn có khoảng lặng cho nghề này. Như ông Thanh, ông Trọng, ông Phúc, ngày xưa bao giờ cũng hiện về nguyên vẹn. Có cả niềm vui, nỗi buồn xen lẫn trong những vòng xe quay.

Qua rồi thời vàng son của nghề đạp xích lô

Những ký ức khó quên của những người đạp xích lô

Đó là những lần cứu người gặp nạn dọc đường. Hay vài lần bị bác sĩ trong bệnh viện nhầm là chồng sản phụ mặc dù đôi bên chả biết nhau. Đó là nỗi sợ bỗng chốc thoáng qua. Nhất là khi phát hiện nạn nhân mình chở giúp đã qua đời trên đường đi cấp cứu. Nhưng rồi khi gặp chuyện dọc đường, cứ thế họ lại lao vào cứu giúp mà không nghĩ gì đến bản thân.
Đến giờ khi kể lại chuyện của mấy chục năm trước, ông Trọng vẫn chưa thôi xúc động:. Ông kể:“Hôm đó khuya rồi, trên đường chạy xe về nhà nghỉ ngơi. Tôi gặp một người đàn ông bị tai nạn giao thông dọc đường. Tôi ngừng lại, vội vàng chạy tới bế anh ta lên xe, lật đật chở tới nhà thương. Đến nơi, nghe bác sĩ nói bệnh nhân chết rồi, tôi toát mồ hôi hột. Suốt đêm tôi phải dùng đến rượu mới chợp mắt được vì bị ám ảnh”.
Có thể thấy, dù “vật đổi, sao dời” nhưng trong kí ức mỗi người chúng ta vẫn còn tồn tại hình ảnh của những nghề đạp xích lô. Đối với tuổi thơ của các thế hệ trước 9x, chiếc xích lô là một phương tiện gì đó rất lạ lẫm. Và từ những thông tin trong bài, HRV hi vọng đã gợi lại cho bạn chút gì đó vương vấn. Nhưng cũng rất đẹp trong ký ức của mỗi người.
Nguồn: giaoduc.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sự kiện - Lễ hội