Núi Phú Sĩ – Biểu tượng đất nước Nhật Bản

Núi Phú Sĩ – Biểu tượng đất nước Nhật Bản

Núi Phú Sĩ biểu tượng của đất nước Nhật Bản; nhắc đến Nhật Bản ta liền gợi nhớ ngay đến một  ngọn núi cao hùng vĩ quanh năm phủ đầy tuyết trắng. Giống như nhắc đến Tượng Nữ Thần Tự Do là ta liên tưởng ngay đến nước Mĩ vậy.

Là ngọn núi quanh năm tuyết trắng khi có độ cao tới 3.776m, vì sự đặc biệt đó nên đây là điểm đến hấp dẫn cho khách du lịch cũng như các nhà leo núi. Nhưng thời gian leo núi được giới hạn chỉ 2 tháng trong năm thôi nhé; đó là thời điểm ấm nhất trong năm của ngọn núi này.

Ngọn núi cũng được xem là biểu tượng của sự may mắn và là chủ đề bất tận cho thi ca và hội họa. Rất nhiều điều thú vị đúng không nào; còn chờ gì nữa, chúng ta cùng khắm phá ngọn núi này ở phần bên dưới nhé!

núi phú sĩ về chiều

Sự công nhận của UNESCO

Núi Phú Sĩ nằm phía tây nam Tokyo, là một ngọn núi lửa hoạt động và ngọn núi cao nhất Nhật Bản. Núi Phú Sĩ, đã được cấp di sản thế giới, tại một cuộc họp của UNESCO ở Campuchia.

Ngày 22-6-2013, Tổ chức Giáo dục; Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) đã chính thức ghi danh núi Phú Sĩ; nằm trên địa phận hai tỉnh Yamanashi và Shizuoka (Nhật Bản) vào danh sách di sản văn hóa thế giới.

Với độ cao 3.776m, núi Phú Sĩ là ngọn núi cao nhất ở Nhật và là một di sản thiên nhiên tuyệt tác của nhân loại. Núi Phú Sĩ nổi tiếng trên thế giới như là biểu tượng của quốc gia Nhật Bản. Chính vẻ đẹp hùng vĩ của nó đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều thế hệ các nghệ sĩ và thi sĩ của xứ Phù Tang.

Bắt đầu từ một câu chuyện cổ tích

núi phú sĩ đẹp

Núi Phú Sĩ (Fujisan) có nghĩa là “núi rượu trường sinh” bắt nguồn từ một câu chuyện cổ tích về một nàng tiên có họ hàng với nữ thần Mặt trời – tổ tiên người Nhật Bản – bị đày từ cung trăng xuống hạ giới. Đến khi hết hạn trở về thượng giới; nàng tiên tặng vua Nhật Bản một gói trường sinh và nó được đổ vào ngọn núi cao nhất ở Nhật Bản. Từ đó, người ta gọi là núi trường sinh hay là núi bất tử.

Núi Phú Sĩ có hình chóp núi, quanh năm tuyết phủ trắng xóa; trông rất hùng vĩ và đẹp mắt. Tuy nó đã nằm im từ năm 1707; nhưng ngọn núi này vẫn được các nhà địa chất học xếp vào loại núi lửa đang hoạt động. Tại đỉnh ngọn núi có một miệng núi lửa với đường kính khoảng 850m và sâu 220m. Đường kính ở chân núi vào khoảng 40-50km.

Núi Phú Sĩ có đặc điểm khác thường ở chỗ tuy là núi lửa tương đối trẻ; nhưng hoàn toàn không có hoạt động phun khói hay động đất. Khí hậu quanh vùng núi Phú Sĩ khá ổn định; hoa cỏ tươi tốt; chim muông phong phú. Nơi đây lại có nhiều ao hồ nên cảnh quan trở nên ngoạn mục hấp dẫn khách du lịch và cư dân đến sinh sống, ngoài con người thì nơi đây cũng là nới đáng sống của rất nhiều các loại động thực vật khác nữa.

Giới hạn thời gian và những cấm kị khi leo núi

núi quanh năm phủ tuyết

Hằng năm, núi Phú Sĩ được mở cửa cho du khách tới thưởng ngoạn trong vòng hai tháng (từ ngày 1-7 đến 31-8). Đây là khoảng thời gian có khí hậu lý tưởng nhất ở núi Phú Sĩ (nhiệt độ từ 5-6 độ C). Không chỉ đến để được ngắm nhìn sự kỳ vĩ của núi mà du khách còn có thể tham gia leo núi như một thú vui giải trí.

Lịch sử của núi Phú Sĩ với vai trò của trung tâm hành hương; có nghĩa là xưa kia có rất nhiều quy định nghiêm ngặt cho những ai muốn leo đến đỉnh núi. Chẳng hạn như; người hành hương phải tẩy rửa thân thể trong sạch tại năm hồ lớn ở chân núi và lưu lại một đêm tại các nhà trọ đặc biệt; cấm phụ nữ không được leo lên đỉnh núi vì cho rằng phụ nữ làm ô uế sự hiện diện các thánh thần…

Biểu tượng tinh thần của Nhật Bản

Biểu tượng may mắn

biểu tượng may mắn

Với người Nhật, núi Phú Sĩ là biểu tượng may mắn và tốt lành. Trước một hiện tượng thiên nhiên tuyệt tác như núi Phú Sĩ; lòng sùng kính của họ như vô hạn. Vào thời Edo (1603-1867) nhiều người sùng bái đã đứng ra thành lập một tổ chức tín ngưỡng núi Phú Sĩ được gọi là Fujiko – một đoàn thể vừa mang yếu tố của thần đạo vừa mang yếu tố của đạo Phật; họ xem ngọn núi như là một nơi linh thiêng.

Tục truyền rằng; người sáng lập ra Fujiko đã 128 lần lên đỉnh núi trong quãng đời 106 năm của mình. Thiền sư D.T. Suzuki có nhận xét; “Tôi thường nghĩ rằng, tình yêu thiên nhiên của người Nhật phần lớn là do sự hiện hữu của núi Phú Sĩ ở trung tâm hòn đảo chính Nhật Bản cảm thức mà nó gợi lên không chỉ là cái đẹp thuộc về nghệ thuật – có một điều gì đó bao quanh nó mang tính chất tâm linh và cao quý vô song”.

Biểu tượng nghệ thuật

núi phú sĩ thi ca

Cái đẹp và sự hùng vĩ của ngọn núi là đề tài bất tận của thi ca và hội họa. Có rất nhiều bài thơ hay ca ngợi vẻ đẹp của núi; “Fuji ơi; một màu trinh bạch, tuyết buông xuống đời” (Akihito). Và có lẽ không nơi nào người ta vẽ núi đầy cảm hứng; đầy say mê đến thế. Các bậc thầy hội họa như: Hokusai và Hiroshige đều vẽ hình ảnh ngọn núi trong hàng loạt bức họa của mình. Nổi tiếng nhất là bộ tranh 36 cảnh núi (Fugaki sanfurokkei) của danh họa Hokusai – vĩnh viễn để lại trong lịch sử hội họa của nền mỹ thuật Nhật Bản và nhân loại.

Không chỉ thế; ở Nhật Bản hình ảnh núi Phú Sĩ còn được phổ biến ở khắp mọi nơi như bảng hiệu; thẻ điện thoại, tách trà, những vật trang trí… và nhất là trên những chiếc tem xinh xắn. Hình ảnh Phú Sĩ trên tem bưu chính thường được phát hành nhân những ngày lễ kỉ niệm lớn ở Nhật Bản và quốc tế mang tính biểu trưng cao, đặc biệt là các tác phẩm hội họa nổi tiếng về ngọn núi cũng được tái hiện trên tem rất sống động.

Nguồn:  giaoduc.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sự kiện - Lễ hội