Babylon, tòa thành lâu đời nhất nhì thế giới; nó ước tính được xây dựng và phát triển vào thiên niên kỉ thứ 3 trước công nguyênn. Tòa thành đã trải qua rất nhiều triều đại cổ xưa; đã chứng kiến biết bao cuộc chinh phạt Đế quốc, dù trải qua biết bao nhiêu triều đại nhưng nó vẫn đóng vai trò quan trọng đối với những vị vua mới. Các vị vua vẫn chọn thành cổ Babylon làm kinh thành cho triều đại của họ; họ tiếp tục lưu giữ và phát triển những truyền thống văn hóa và tôn giáo của dân tộc Babylon.
Thành babylon được nhắc đến rất nhiều trong các tác phẩm văn học nghệ thuật; xuất hiện cả trong kho tàng sách vở nói về trí khôn của loài người. Chứng tỏ một điều nơi đây đã từng có nền văn minh phát triển vô cùng rực rỡ.
Thành cổ Babylon, Di sản UNESCO của Iraq
Babylon là ngôi thành thuộc một nền văn minh phát triển rực rỡ thời cổ đại. Việc đưa Babylon vào danh sách các di sản sẽ khuyến khích nghiên cứu; bảo tồn và phát triển di tích này, đồng thời quảng bá miễn phí tới khách du lịch.
Thành cổ này nằm cách thủ đô Baghdad 100 km về phía Nam; từng là trung tâm của đế chế Babylon cổ đại cách đây hơn 4.000 năm. Babylon được xem là thành phố cổ đông dân nhất thế giới trong giai đoạn 1770-1670 TCN và có thể là thành phố đầu tiên trong lịch sử có dân số trên 200.000 người.
Trong nhiều năm, Iraq từng nhiều lần trình hồ sơ lên UNESCO để công nhận Babylon là Di sản thế giới; song đều bị từ chối do quản lý yếu kém. Cho tới tận năm nay; thành phố này mới chính thức được UNESCO chọn vào danh sách Di sản thế giới.
Người dân Iraq đã nỗ lực rất nhiều để thành cổ Bablylon có tên danh sách Di sản Thế giới của UNESCO. Với họ đấy là chiến thắng trên lĩnh vực văn hóa và du lịch. Ngày nay, du khách có thể tham quan các di tích còn lại của thành cổ trải dài trên diện tích 10 km2.
Tuy nhiên, UNESCO vẫn chưa thể công nhận Babylon là Di sản thế giới đang gặp nguy hiểm do vấp phải sự phản đối của Iraq. Dù vậy, UNESCO cảnh báo địa danh này đang “trong điều kiện cực kỳ dễ bị tổn thương” và cần các biện pháp bảo tồn khẩn cấp.
Đôi nét về thành Babylon
Babylon (tiếng Hy Lạp: Βαβυλών; tiếng Akkad: Babili, Babilla) là một thành quốc của Lưỡng Hà cổ đại. Các di tích của thành quốc này được phát hiện ngày nay nằm ở Hillah; Babil, Iraq, khoảng 85 km (55 dặm) về phía nam thủ đô Baghdad. Tất cả những gì còn lại của thành phố ban đầu của Babylon cổ đại nổi tiếng ngày nay là một gò đất; hoặc các toà nhà xây bằng các gạch bùn và các mảnh vỡ ở vùng đồng bằng màu mỡ Lưỡng Hà giữa hai dòng sông Tigris và Euphrates. Babylon từng được ước tính là thành phố lớn nhất thế giới trong giai đoạn 1770 TCN – 1670 TCN; và 612 TCN – 320 TCN. Có lẽ nó là thành phố đầu tiên có dân số trên 200,000.
Mặc dù nó đã được tái tạo, tài nguyên lịch sử cho chúng ta thấy rằng Babylon ban đầu là một thị trấn nhỏ, đã phát triển nhanh chóng vào thời kỳ đầu của thiên niên kỷ 3 trước Công nguyên. Thị trấn phát triển mạnh và đã đạt được sự nổi bật và tầm quan trọng chính trị với sự trỗi dậy của triều đại Babylon đầu tiên. Tự xưng là người kế thừa của Eridu cổ, Babylon đã làm lu mờ Nippur với tư cách là thành phố thánh địa của Lưỡng Hà vào khoảng thời gian vua Hammurabi lần đầu thống nhất Đế quốc Babylon, và cũng có thể trở thành kinh đô của đế quốc Tân Babylon vào năm 612-539 trước Công nguyên.
Babylon, kinh thành của rất nhiều triều đại cổ xưa
Vào năm 539 TCN, với lực lượng Quân đội hùng cường của mình; vị Hoàng đế sáng lập ra Đế quốc Ba Tư – Cyrus Đại Đế tiến hành chinh phạt Đế quốc Tân Babylon; đánh bại Quốc vương Nabonidus và từ đó, Đế quốc Tân Babylon sụp đổ.
Dưới triều vua Nebuchadnezzar II; Đế quốc Tân Babylon trở nên vô cùng hùng mạnh. Ông vài lần mang quân tiến đánh thành Jerusalem; đày ải những người Do Thái về thành Babylon. Vườn treo Babylon là một trong Bảy kỳ quan thế giới cổ đại.
Tuy nhiên, kinh thành Babylon vẫn đóng vai trò quan trọng đối với những vị vua mới của họ. Các Hoàng đế của nhà Achaemenes xưng những danh hiệu Hoàng gia Babylon xưa; và còn được gọi là “Đức Vua của Babylon, Đức Vua của các vùng đất”. Không những xưng làm “Đức Vua của Babylon”; Hoàng đế Cyrus Đại Đế vẫn tôn kính những truyền thống văn hóa và tôn giáo của dân tộc Babylon. Ông cho tiến hành dự án xây dựng những ngôi đền Babylon đã bị quên lãng dưới các đời vua Belshazzar và Nabonidus; đồng thời giải thoát những người nô lệ ở thành Babylon ra khỏi kiếp khổ sai – trong số đó có những người Do Thái.
Nguồn: truyenhinhdulich.vn