Hội Hoa Ban – gắn liền với Chiến dịch Điện Biên Phủ
Đôi nét về Hội Hoa Ban
Khi thời tiết bắt đầu nắng ấm, sự xuất hiện của những cơn mưa xuân. Đây là dịp hoa ban bắt đầu nở trắng cả núi rừng, người Thái Tây Bắc lại đi trẩy hội hoa ban. Lễ hội Hoa Ban là lễ hội truyền thống và đặc sắc lâu đời của người dân nơi đây. Không khí của vùng đất phía Tây Bắc này lại ngập tràn sự nhộn nhịp, tươi vui hơn.
Tháng ba về giống như một lời hẹn ước của vùng đất này. Màu tím của Hoa Ban lại phủ khắp chốn như một món quà mà mẹ thiên nhiên ban tặng cho nơi này. Nhiều du khách đã chọn thời điểm này để đến với Điện Biên và thưởng thức nét văn hóa lễ hội Điện Biên đặc sắc mỗi năm 1 lần này. Đây cũng là một trong những lễ hội được mong chờ nhất của người dân Điện Biên.
Hội hoa ban Điện Biên có gì?
Hằng nằm, lễ hội Hoa Ban tại Điện Biên thu hút rất đông du khách trong và ngoài nước. Lễ hội Hoa ban là niềm tự hào của đồng bào của 19 dân tộc anh, em tỉnh Điện Biên. Lễ hội cầu cho mưa thuần gió hòa, mùa màng bội thu của đồng bào dân tộc Thái ở Điện Biên.
- Thưởng thức hoạt động nghệ thuật “về miền Tây Bắc”
- Thưởng thức những hoạt động quà tặng và triển lãm tranh.
- Thưởng thức ẩm thực Điện Biên mang tên “Hương sắc Điện Biên”
- Các trò chơi dân gian và các hoạt động thể thao, các màn trình diễn trang phục dân tộc,…
Ngắm cánh rừng hoa ban, tham quan quan quần thể di tích chiến trường Điện Biên Phủ. Ngoài ra còn được tìm hiểu về phong tục tập quán của các đồng bào dân tộc thiểu số. Và không thể thiếu việc tham quan những di tích lịch sử nổi tiếng tại vùng đất này.
Các khu vực dễ bắt gặp những cánh rừng ban là ở Na Ư- Điện Biên hay Sa Lông – Mường Chà. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Điện Biên sẽ không tổ chức Lễ hội hoa ban vào năm 2021.
Lễ hội Thành Bản Phủ – hoạt động văn hóa, tâm linh thường niên
Đôi nét về Lễ hội Thành Bản Phủ
Thành Bản Phủ là một công trình kiến trúc quân sự trấn thủ vùng biên cương, gợi nhớ lại cuộc khởi nghĩa. Khi nhắc tới văn hóa lễ hội Điện Biên thì chắc chắn không thể không kể đến lễ hội Thành Bản Phủ. Lễ hội Thành Bản Phủ đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là một trong những lễ hội truyền thống vô cùng đặc sắc mà bất cứ ai cũng không thể nào quên.
Lễ hội Thành Bản Phủ diễn ra như thế nào ?
Lễ hội này được tổ chức vào 2 ngày 24 – 25/2 âm lịch. Lễ hội được tổ chức để tưởng nhớ đến công lao của vị lãnh tụ Hoàng Công Chất. Những người đã chiến đấu hết mình trong cuộc chiến với giặc Phẻ khi chúng chiếm đóng Mường Then – Điện Biên. Đồng thời cũng là để tưởng nhớ đến cả các vị tướng khác như tưởng Khanh, tướng Ngải và toàn bộ nghĩa quân.
- Mở đầu bằng nhạc đệm anh linh, hùng tráng.
- Nghi thức rước và dâng lễ vật.
- Sân khấu hóa để tái hiện lại lịch sử hào hùng.
Lễ hội Hạn Khuống – nét sinh hoạt văn hóa độc đáo
Đôi nét về lễ hội Hạn Khuống
Hạn khuống là một hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống của người Thái, Điện Biên. Lễ hội Hạn Khuống được xem là một trong những nét văn hóa đặc sắc của vùng đất Tây Bắc. Đây là một hoạt động văn hóa được đánh giá là lành mạnh, có sự sáng tạo. Thông qua những lời hát chuyện kể với một không khí ấm cúng của người dân tộc Thái sinh sống tại Điện Biên.
Lễ hội Hạn Khuống diễn ra như thế nào?
Lễ hội được tổ chức vào khoảng giữa của tháng 11, thời điểm giữa mùa thu và mùa đông. Người ta sẽ chọn một khoảng đất rộng và thoáng để tổ chức lễ hội này. Các thanh niên nam thanh, nữ tú sẽ dựng một chiếc sàn cao chừng 1,5m với hàng rào bao quanh bằng loại phên mắt cáo và chỉ chừa ra khoảng không gian để ra vào sàn.
Lễ hội này sẽ được tổ chức khi bếp lửa đã lên hồng vào ban đêm. Toàn bộ thanh niên nam thanh, nữ tú đến với lễ hội này để hát hò, tìm hiểu và làm quen với nhau. Với những màn hát đối đáp sẽ diễn ra cho tới tận khi trời sáng thì mọi người mới chia tay nhau để ra về.