Vài nét văn hóa của nghệ thuật hát bài chòi ở Trung Bộ

Vài nét văn hóa của nghệ thuật hát bài chòi ở Trung Bộ

Văn hóa Trung bộ gắn liền với bộ môn nghệ thuật bài chòi cùng với nền văn minh lúa nước. Nói đến Trung bộ, Hội An nổi tiếng với nghệ thuật bài chòi trong phố cổ, nơi quảng bá nét văn hóa đến với khách dụ lịch rộng rãi. Nghệ thuật hát bài chòi đã được công nhận là di sản Văn hóa phi vật thể của nhân loại. Nét văn hóa này được xem là thú vui tao nhã của người dân các tỉnh miền Trung. Đồng thời giúp gắn kết tình cảm giữa người với người dân Trung bộ. Cùng HRV tìm hiểu bộ môn nghệ thuật này nhé!

Vài nét văn hóa của nghệ thuật hát bài chòi ở Trung Bộ

Nguồn gốc của văn hóa hát bài chòi ở Trung bộ

Cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII, nhiều thú dữ trên rừng thường về phá hoại mùa màng, quấy nhiễu cuộc sống của dân lành. Để chống lại thú dữ, người dân trong làng đã dựng những chiếc chòi rất cao ở ven rừng. Trên mỗi chiếc chòi cắt cử một thanh niên trai tráng canh gác; nếu thấy thú dữ về phá hoa màu thì đánh trống, hô to để đuổi chúng… Trong quá trình ấy, để đỡ buồn chán, người ta đã nghĩ ra cách giao lưu với nhau bằng những câu hát, câu hò.

Để phù hợp với hoàn cảnh khi đó, người trên các chòi đã ngồi trên chòi để hát – hô đối đáp nhau giữa chòi này với chòi khác. Rồi không chỉ có vậy, người dân còn sáng tạo ra cách ngồi bài tứ sắc. Hình thức vừa chơi bài, vừa hô (hát) giữa các chòi với nhau để giải trí này đã được dân gian gọi là hô bài chòi; khởi nguồn của nghệ thuật bài chòi sau này.

Nguồn gốc của văn hóa hát bài chòi ở Trung bộ

Ý nghĩa của văn hóa bài chòi

Bài chòi là thú vui tao nhã của người dân các tỉnh miền Trung. Được ra đời từ nhu cầu liên lạc với nhau giữa các chòi canh trên nương rẫy, rồi lan rộng khắp miền. Đây là loại hình nghệ thuật diễn xướng mang tính sáng tạo ngẫu hứng, vui nhộn, đầy trí tuệ. Nghệ thuật bài chòi là hình thức chơi bài nhưng không mang tính sát phạt; ăn thua như ở sòng bài; chỉ đơn giản là để giải trí bằng hình thức đối đáp trong dịp tết, lễ hội.

Người đến chơi bài chòi cốt để nghe hô bài chòi; thưởng thức giọng hô, hát, tài ứng đối và lối diễn trò của “Hiệu” (người hô, hát chính). Bài chòi là di sản chung của 9 tỉnh Trung Bộ. Nhưng Bình Định vẫn được xem là cái nôi của di sản này.

Ở tỉnh Khánh Hòa có một “báu vật sống” về loại hình nghệ thuật bài chòi, đó là nghệ nhân Trần Rí (Năm Rí). Ông Rí dành cả một đời cho bộ môn bài chòi. Ông xứng đáng được đánh giá là “báu vật nhân văn sống” theo tiêu chí của UNESCO. Gắn bó lâu năm với nghiệp bài chòi, nghệ nhân Năm Rí nắm giữ nhiều làn điệu; vở diễn bài chòi cũng như những câu hô của bộ môn nghệ thuật này.

Ý nghĩa của văn hóa bài chòi

Cấu trúc trong các câu khai hội

Cách bố trí hình thức trình diễn

Đêm vinh danh Nghệ nhân nhân dân Năm Rí tại sân khấu trình diễn Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; hưởng ứng năm Du lịch quốc gia Festival Biển – Nha Trang 2019. Trên sân khấu có dựng 27 con bài, dưới mỗi lá bài, đặt sẵn một chiếc mõ tre cùng ống đựng con bài cho người chơi. Chơi bài chòi gồm có các nhạc cụ: Đàn nhị, song loan, kèn bóp và trống chiến.

Để chơi bài chòi, người ta dựng 9 hoặc 11 chòi bằng tre, nứa, lợp tranh như những chòi canh giữ rẫy, xếp theo hình chữ U. Chòi ở đáy chữ U gọi là chòi cái. Các anh/chị “Hiệu”, ngồi ở chòi cái, rút con bài trong ống bài, giơ lên rồi hát những câu hát đố tên con bài ấy, gọi là “hô thai”.

Bên cạnh những câu hô đơn giản lấy trong ca dao tục ngữ, hò vè; người chơi còn thi nhau sáng tác các câu hát cho hội chơi bài chòi thêm phần phong phú; phù hợp với nhu cầu thưởng thức của người dân. Những bài học về đạo đức, lòng nhân ái, tình yêu quê hương, đất nước và đoàn kết dân tộc.

Cấu trúc trong các câu khai hội

Nghệ thuật văn hóa bài chòi

Bài chòi là môn nghệ thuật đa dạng, kết hợp giữa âm nhạc, thơ ca, diễn xuất, hội họa và văn học. Về cơ bản, bài chòi là sân chơi của những ván cờ. Mỗi ván gồm có 30 quân cờ với 30 tên gọi khác nhau, được chia thành 10 loại thẻ gỗ. Người chơi sẽ được chọn mua các loại thẻ đó. Cuộc chơi bắt đầu diễn ra khi anh hiệu bước đến ống thẻ cái, xóc đi xóc lại rồi chậm rãi rút từng con bài. Mỗi lần rút bài, anh hiệu sẽ đọc tên quân bài đó. Người nào ăn đủ 3 con (được 3 cờ) thì xem như thắng cuộc.

Vào xuất cờ, mọi người đều chăm chú và thích thú lắng nghe những điệu hát trước khi anh hiệu hô câu thai mang tên quân bài. Anh hiệu giỏi thường khéo léo hô một cách chậm rãi; khiến người nghe hồi hộp chờ đợi rồi đoán già đoán non đó là con bài gì. Đối với những người chơi, chuyện được – thua không quan trọng. Điểm thú vị là ở chỗ họ cùng thưởng thức những câu hát trầm bổng, du dương.

Đúc kết

Bài chòi hiện vẫn được duy trì, thực hành thường xuyên ở khắp các tỉnh Nam Trung Bộ. Với những giá trị đặc sắc, nghệ thuật bài chòi Bình Định đã được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2014 và năm 2018. Được UNESCO ghi danh “Nghệ thuật bài chòi Trung Bộ Việt Nam” là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Nguồn: baoanhdatmui.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sự kiện - Lễ hội