Kéo lên bức màn về nét văn hóa độc đáo của làng Chăm

Kéo lên bức màn về nét văn hóa độc đáo của làng Chăm

Làng Chăm Châu Giang nơi chứa đựng nét văn hóa tín ngưỡng, con người dân tộc Chăm ở miền Tây. Nơi đây còn được mệnh danh là xứ sở “nghìn lẻ một đêm” ở Tây Nam Bộ. Làng Chăm thu hút khách du lịch bởi những nét độc đáo từ cảnh vật cho đến con người. Những ngôi nhà sàn với kiến trúc độc đáo mà còn dễ dàng bắt gặp những cô gái Chăm duyên dáng với trang phục truyền thống của dân tộc. Sau đây hãy cùng HRV tìm hiểu văn hóa làng người Chăm ở Châu Giang như thế nào nhé!

Kéo lên bức màn về nét văn hóa độc đáo của làng người Chăm

Làng người Chăm Châu Giang là một trong những điểm nổi bật trong nét đẹp văn hóa tỉnh An Giang, nó không chỉ lôi cuốn bởi nét dân tộc mà còn lôi cuốn bởi nét đẹp văn hóa của miền đất trời địa linh nhân kiệt này. Đây là một điểm đến du lịch đồng quê thú vị đối với du khách, những người muốn tìm hiểu về con người, dân tộc và nét đẹp văn hóa của cư dân nơi mảnh đất miền Tây này.

Văn hóa làng Chăm ở Châu Giang có điều gì thu hút?

Tính đến thời điểm hiện tại, An Giang có 11 làng Chăm với hơn 3,500 hộ; tổng số dân hơn 15,000 nghìn người tập trung sinh sống quanh khu vực 2 bên bờ sông Châu Giang (sông Hậu Giang và sông Khánh Bình); thuộc địa bàn các huyện Châu Phú, Châu Thành, thị xã Tân Châu và số ít tại 2 thành phố Châu Đốc và Long Xuyên. Trong số 11 làng Chăm ở An Giang này thì làng Chăm Châu Giang hiện thuộc địa bàn quản lý của xã Châu Phong, thị xã Tân Châu (nơi gặp nhau của hai nhánh sông Tiền sông Hậu chảy vào đất Việt và là nơi giáp ranh của hai thị xã Tân Châu và Châu Đốc), tỉnh An Giang.

Nhìn trên bản đồ hành chính thì làng Chăm Châu Giang chỉ cách trung tâm thành phố Châu Đốc khoảng chừng 3km về hướng Bắc; phía đầu nguồn Châu Thổ sông Cửu Long; cách bến đò Châu Phong của làng Chăm Châu Phong hơn 2km; làng Chăm Đa Phước khoảng 4,3km theo hướng đường sông Bassac. Với khoảng cách này, việc di chuyển đến làng Chăm Châu Giang khá dễ dàng. Chỉ cần đến đến bến phà Châu Giang hoặc bến phà gần công viên 30 tháng 4 thuê thuyền rồi vượt sông Bassac khoảng 8 phút. Sau đó cập phà Châu Giang bên kia sông là đến làng Chăm Châu Giang.

Văn hóa làng Chăm ở Châu Giang có điều gì thu hút?

Cấu trúc ngôi nhà sàn của người Chăm

Nhà sàn của người Chăm làng Châu Giang được thiết kế hết sức tinh tế; theo không gian rộng, thoáng mát với thiên nhiên. Thông thường khi làm nhà, mặt tiền hướng nam và phải có một cái thang bằng gỗ để đi. Ấn tượng nhất trong văn hóa tính ngưỡng người Chăm là những ngôi nhà sàn gỗ đã có tuổi đời hàng trăm tuổi. Nét văn hóa này là do điều kiện sinh sống ở vùng sông nước nên nhà sàn được làm để chống lũ.

Hầu hết, nhà sàn ở làng Chăm Châu Giang được cất rất cao; hoàn toàn sử dụng các loại gỗ quý nguyên khối cẩm lai, căm xe, cà chất… đặc biệt có nhiều ngôi nhà dùng cả gỗ giáng hương. Làng Chăm Châu Giang có nghề dệt thổ cẩm truyền thống đã có từ hàng trăm năm qua.

Đến đây, trong không gian vùng quê yên tĩnh đậm chất sông nước miền Tây. Bạn sẽ được cảm nhận sự thân thiện và hiếu khách của bà con. Được hòa mình trải nghiệm hoạt động chèo xuồng đi đánh cá với các chàng trai; dệt vải, thêu thùa với các cô gái; uống trà trò chuyện với các cụ già hay vui chơi, đùa giỡn với các em nhỏ… Đặc biệt là được tham quan thánh đường Mubarak. Đây là nơi tôn nghiêm trong tín ngưỡng, sinh hoạt văn hóa cộng đồng của người Chăm theo Hồi giáo.

Cấu trúc ngôi nhà sàn của người Chăm

Tín ngưỡng của đồng bào dân tộc Chăm

Đồng bào Chăm An Giang hầu hết theo đạo Hồi giáo Islam có nguồn gốc từ Ả Rập Saudi. Trong thánh đường không thờ tranh, tượng hay bất cứ vị thần linh nào. Nhưng một sản vật được tôn thờ nhất là kinh Koran. Người theo đạo Hồi tin rằng, những điều được đấng tối cao viết ra và truyền lại trong kinh Koran đều sẽ trở thành hiện thực và họ phải thực hiện đúng theo giáo lý. Và trong đời mỗi người Hồi giáo Islam phải làm một cuộc hành hương đến thánh địa Mecca; hay còn gọi là Haji thì mới coi như tròn trách nhiệm và không còn nuối tiếc gì nữa.

Ngày nay, những thánh đường Hồi giáo với kiến trúc nghệ thuật ấn tượng; cùng với nét văn hoá đặc trưng trong đời sống sinh hoạt; nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Chăm An Giang ngày càng thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu, khám phá. Vì thế một bộ phận người Chăm đã nhanh chóng đón nhận xu thế, tham gia làm du lịch để giới thiệu về những giá trị văn hoá đặc sắc của dân tộc mình.

Tín ngưỡng của đồng bào dân tộc Chăm

Nghề thổ Cẩm của người Chăm Châu Giang

Cùng với đó, tại làng Chăm Châu Giang bạn còn được tham quan tìm hiểu nghề dệt thổ cẩm truyền thống đã có từ hàng trăm năm qua.

Xen lẫn với những món hàng thổ cẩm được dệt hoàn toàn bằng thủ công. Điểm tham quan còn có những mặt hàng như vòng, dây chuyền, hoa tai, bông tai, … cũng được đồng bào Chăm nơi đây làm hết sức công phu và bắt mắt. Nếu muốn mua làm quà cho người thân và bạn bè thì đây là một sự lựa chọn hợp lý.

Nghề thổ Cẩm của người Chăm Châu Giang

Nguồn: thienminhcorp.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sự kiện - Lễ hội