Lễ Hội Đống Đa- Nét đẹp văn hoá đất Bình Định

Lễ Hội Đống Đa- Nét đẹp văn hoá đất Bình Định

Bình Định vùng đất đầy nắng và gió, nơi diễn ra rất nhiều lễ hội đặc sắc khác nhau. Đây là nơi hội tụ và giao thoa văn hóa nhiều dân tộc. Chính vì vậy, các lễ hội văn hoá dân gian cũng rất phong phú và đa dạng. Các lễ hội tại Bình Định thường tổ chức vào những ngày mùa xuân. Thể hiện đậm nét sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên. Lễ Hội Đống Đa, một trong những lễ hội tiêu biểu tại Bình Định; lễ hội tưởng nhớ chiến thắng Ngọc Hồi Đống Đa của Vị Hoàng Đế Áo vải Quang Trung. Đây là lễ hội có sức hút đông đảo khách du lịch gần xa.

Hôm nay, hrv sẽ đưa bạn đến Bình Định, trải nghiệm lễ hội đặc sắc này nhé!

Giới thiệu về lễ hội Đống Đa Tây Sơn

Theo thống kê của Bộ Văn hóa – Truyền thông & Du lịch, có hơn 8.000 lễ hội diễn ra trên khắp cả nước. Lễ hội Đống Đa được đánh giá là một trong những lễ hội lớn nhất cả nước.

Lễ hội Đống Đa Tây Sơn Bình Định được tổ chức thường niên vào các mùng 4 và mùng 5 hằng năm. Địa điểm tổ chức là Bảo tàng Quang Trung, thuộc địa phận thôn Kiến Mỹ, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn.

Không chỉ thu hút các du khách trong nước, lễ hội còn nhận được sự quan tâm của nhiều người nước ngoài. Bởi vì những nét văn hóa khác lạ mà họ chắc chắn không bao giờ tìm thấy ở đất nước của mình.

Lễ hội Đống Đa

Lễ hội Đống Đa với những câu chuyện lịch sử

Lễ kỷ niệm

Vào ngày 28/12/2016, UBND tỉnh Bình Định đã đồng ý duyệt Kế hoạch tổ chức Lễ kỷ niệm 228 năm từ ngày chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa (1789 – 2017) diễn ra. Lễ hội Đống Đa Tây Sơn Bình Định là dịp tưởng nhớ công lao của Tây Sơn Tam Kiệt cùng các văn thần, võ tướng. Đây là những người đã dũng cảm đánh đuổi 29 vạn quân xâm lược Mãn Thanh, thu non sông về một mối cách đây 231 năm.

Nhân kỷ niệm 232 năm Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa (1789 – 2021), tối 15/2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tới dâng hoa, dâng hương tại Tượng đài Quang Trung – Nguyễn Huệ. Lễ dâng hoa, dâng hương được thực theo đúng các quy định về phòng dịch COVID-19.

Tượng đài Hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ

Lịch sử của lễ hội Đống Đa

Vào năm 1788, các cuộc khởi nghĩa của nhân dân nổ ra khắp nơi, vua Lê Chiêu Thống cảm thấy lo lắng về quyền lực của mình với đất nước nên đã cho người sang cầu cứu nhà Thanh. Càn Long là vua nhà Thanh lúc này. Nhà Thanh vốn đã có mưu đồ xâm lược nước ta, nay thêm lời kêu cứu của vua nước Nam nên đã mau chóng hành động.

Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị được vua cử đem 29 vạn binh lính chia làm 4 mũi ồ ạt tấn công vào thành Thăng Long xâm chiếm nước ta. Quân ta dễ dàng bị đánh gục ở thành Thăng Long. Tôn Sĩ Nghị ngạo mạn tuyên bố sẽ kéo quân vào thẳng sào huyệt Tây Sơn đúng ngày mùng 6 Tết.

Ngày 22/12/1788 tức ngày 25/11 âm lịch, sau khi nhận được tin cấp báo, anh hùng áo vải Nguyễn Huệ đã xưng vua, lấy hiệu là Quang Trung. Sau đó, dẫn đầu đại binh tiến ra Bắc đánh trả quân hung hãn nhà Thanh.

Đêm mùng 4, rạng sáng mùng 5 tết Kỷ Dậu (tức ngày 29, 30 tháng 2 năm 1789), quân đội Tây Sơn dũng mãnh tiến vào Hà Nội đánh tan đồn trại giặc Khương Thượng. Tướng nhà Thanh là Sầm Nghi Đống phải treo cổ tự tử trên núi Ốc (Loa Sơn). Trận đánh đã mở ra con đường tiến thẳng vào thành Thăng Long cho đội quân Tây Sơn.

Lễ hội Đống Đa Tây Sơn diễn ra như thế nào ?

Lễ hội Đống Đa diễn ra vào ngày mùng 4, mùng 5 tết âm lịch hàng năm. Du khách có cơ hội tham gia vào nhiều nghi lễ truyền thống cũng như các trò chơi dân gian hấp dẫn.

Nghi thức của phần lễ

Phần lễ tế được tổ chức ở chính điện Tây Sơn với sự chứng kiến đông đảo của người dân. Lễ tế bao gồm các nghi thức: đọc sớ tế, dâng hương và dâng hoa. Những dàn kèn trống âm vang trên nền nhạc hiện đại mang âm hưởng hào hùng, cờ lọng, ghi trượng treo kín sân làm cho buổi lễ càng thêm long trọng.

Những người tham gia đều mang trong mình cảm giác tự hào xen lẫn xúc động như được sống lại bầu không khí hào hùng năm xưa.

Phần lễ của lễ hội đống đa

Nghi thức của phần hội

Phần hội chính là phần được mong đợi hơn cả. Những màn múa nhạc võ Tây Sơn hoành tráng; những tiết mục võ thuật đặc sắc do các võ sư, võ sĩ, nghệ nhân nổi tiếng Bình Định trình diễn. Với những bài quyền truyền thống nhà Tây Sơn như Lão mai độc thọ, Hùng kê quyền, Ngọc trán quyền.

Ngoài ra còn có các bài võ sử dụng binh khí như Song phượng kiếm; Lôi long đao; Lôi phong túy hình kiếm; Tuyết hoa song kiếm,… hay các bài roi như Roi Hắc đánh Ô Sơn; Roi Thái Sơn… đều được người xem hưởng ứng nhiệt liệt.

Người tham gia còn được thưởng thức màn tái hiện lại trận đánh Ngọc Hồi – Đống Đa của vua Quang Trung và đại quân Tây Sơn ở lễ hội Gò Đống Đa Tây Sơn Bình Định. Người xem như được sống trong không khí hào hùng khẩn trương của cuộc chiến năm xưa; hiểu được thế trận táo bạo; ý chí quyết tâm của quân và dân ta.

Đến với lễ hội Đống Đa, du khách có cơ hội tìm hiểu thêm về lịch sử dân tộc; tưởng nhớ công lao của vị anh hùng tài ba Quang Trung – Nguyễn Huệ. Từ đó khơi dậy lòng tự hào dân tộc trong mỗi cá nhân; càng thêm yêu thương và quý trọng đất nước hôm nay.

phần hội

Ý nghĩa của lễ hội Đống Đa

Lễ hội Đống Đa mang ý nghĩa lịch sử rất quan trọng. Đây là một lễ hội lưu giữ niềm tự hào; sự quật cường của cả một dân tộc. Lễ hội được tổ chức để tưởng nhớ chiến công lẫy lừng của vua Quang Trung. Ngày nay, lễ hội Đống Đa – Tây Sơn cho đến nay vẫn bảo toàn được các nghi thức truyền thống. Lễ hội góp phần chuyển tải giá trị lịch sử đến với tất cả những du khách tham gia lễ hội. Mở đầu ngày lễ là nghi thức lễ tế. Lễ tế được tổ chức tại điện Tây Sơn trước sự chứng kiến của đông đảo mọi người.

Nguồn: quynhonme.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sự kiện - Lễ hội