Thành Nhà Hồ – Kiến trúc bằng đá có một không hai

Thành Nhà Hồ – Kiến trúc bằng đá có một không hai

Thành Nhà Hồ, một trong những bí ẩn chưa được giải đáp. Nơi đây chứa đựng nhiều bí mật mà các nhà khảo cổ đến nay vẫn chưa tìm được lời giải đáp thỏa đáng. Là thành trì tồn tại ngắn nhất trong lịch sử các thành trì tại Việt Nam.
Thành Nhà Hồ có thời gian xây dựng khá nhanh nhưng lại mang trong mình kiến trúc đặc biệt có một không hai ở Việt Nam nói riêng và khu vực Đông Nam Á nói chung. Đây cũng có thể xem là thành tự kiến trúc đáng ngưỡng mộ của cha ông chúng ta.
Vậy tòa thành này còn chứa đựng những bí ẩn gì nữa? Chúng ta cùng tìm hiểu ở phần dưới nhé!

đá thành nhà hồ

Thành Nhà Hồ, kinh đô một thời 

thành nhà hồ hoang sơ

Thành Nhà Hồ thuộc địa phận của tỉnh Thanh Hóa ngày nay từng là kinh đô của nước Việt Nam từ năm 1398 đến 1407. Đây là một trong những thành lũy bằng đá hiếm hoi còn sót lại tại Đông Nam Á. UNESCO đã công nhận Thành Nhà Hồ là Di sản văn hóa thế giới vì những giá trị văn hóa, lịch sử cùng kỹ thuật xây dựng độc đáo của công trình này mang lại.

Lịch sử thành Nhà Hồ

Thành Nhà Hồ do Hồ Quý Ly cho xây dựng vào năm 1397; dưới thời vua Trần Thuận Tông. Trong lịch sử, thành còn được biết đến với các tên gọi khác là thành An Tôn; Tây Đô, Tây Kinh, Tây Nhai, Tây Giai. Thành được xây dưới sự chỉ đạo của Hồ Quý Ly lúc ông đương nhậm chức tể tướng dưới thời nhà Trần.

Sau khi thành xây xong; Hồ Quý Ly buộc vua Trần Thuận Tông dời đô từ Thăng Long (nay là Hà Nội) về Thanh Hóa. Năm 1400; Hồ Quý Ly lên ngôi vua thay cho nhà Trần, Thành Nhà Hồ chính thức trở thành kinh đô; và Hồ Quý Ly lấy quốc hiệu là Đại Ngu, tức niềm hạnh phúc, an vui. Tuy vậy triều đại này chỉ kéo dài vỏn vẹn 7 năm; là triều đại ngắn nhất trong lịch sử Việt Nam.

Sự công nhận của UNESCO

Thành Nhà Hồ đáp ứng đầy đủ hai tiêu chí về văn hóa mà UNESCO đưa ra để xếp hạng Di sản cho công trình. Tiêu chí thứ hai “Thể hiện các giá trị nhân văn quan trọng và sự ảnh hưởng của chúng qua một thời kỳ lịch sử quốc gia hay trong một khu vực của thế giới; những đóng góp này có tính phát triển trong kiến trúc, công nghệ; nghệ thuật điêu khắc, và cách quy hoạch thành phố”.

Tiêu chí thứ tư “Trở thành ví dụ nổi bật về một loại hình công trình; một quần thể kiến trúc; kỹ thuật hoặc cảnh quan minh họa được giá trị của một (hoặc nhiều) giai đoạn trong lịch sử nhân loại”.

Kiến trúc đặc biệt

Công trình này được đánh giá cao về mặt kỹ thuật xây dựng các khối đá được cho là có một không hai ở Việt Nam nói riêng và toàn khu vực Đông Á; Đông Nam Á nói chúng vào khoảng thời gian từ cuối thế kỷ XIV; đầu thế kỷ XV. Các nhà nghiên cứu đánh giá; kiến trúc Thành Nhà Hồ được xây rất khoa học, với các phiến đá lớn được đục đẽo một cách vuông vức; xếp đan xen với nhau theo hình múi bưởi để tránh các rung chấn lớn như động đất.

Đặc biệt là giữa các phiến đá này không hề có bất kỳ chất kết dính nào nhưng tòa thành vẫn đứng vững hơn 600 năm; vượt qua nhiều tác động của địa chấn và bom đạn tàn phá. Ngoài ra khối công trình đồ sộ; vững chắc này chỉ được xây dựng vẻn vẹn trong vòng 3 tháng đầu năm 1397.

Cấu trúc của thành Nhà Hồ

bí ẩn thành nhà hồ

Theo các tài liệu để lại cùng công việc khảo cổ; nghiên cứu hiện trạng thì quần thể di sản Thành Nhà Hồ bao gồm Thành nội, Hào thành; La thành và Đàn tế Nam Giao nằm phía ngoài thành. Trong đó, Hoàng thành là công trình đồ sộ nhất đồng thời nguyên vẹn nhất còn lại cho đến nay.

Toàn bộ mặt ngoài tường thành là sự kết hợp của bốn cổng chính làm từ những phiến đá vôi màu xanh; được đục đẽo tinh xảo, chồng khít lên nhau. Những khối đá lớn này có phiến dài tới hơn 6 mét; nặng khoảng 20 tấn. Lý giải về cách vận chuyển các khối đá khổng lồ này; các nhà khảo cổ cho rằng người ta đã dùng các hòn bi đá để lăn chuyển chúng.

Trước kia, bên trong thành còn có nhiều công trình nguy nga như Điện Hoàng Nguyên; Cung Diên Thọ (chỗ ở của Hồ Quý Ly), Đông cung; Tây Thái Miếu, Đông Thái Miếu,… không thua gì kinh thành Thăng Long. Tuy nhiên, qua khoảng thời gian dài hơn 6 thế kỷ với nhiều sự tác động chủ quan và khách quan đã khiến cho hầu hết các công trình kiến trúc này bị phá hủy hoàn toàn.

Mang trong mình nhiều bí ẩn chưa được giải đáp

bí ẩn thành nhà hồ

Một trong những bí ẩn lớn liên quan đến công trình là sự mất tích của đầu rồng trên cặp rồng được chạm khắc tỉ mỉ bên trong hoàng thành. Đôi tượng rồng đá này được các nhà sử học đánh giá thuộc loại tượng rồng lớn và đẹp nhất còn sót lại ở Việt Nam. Chúng có hình dạng thân thon nhỏ dần về phía đuôi; uốn bảy khúc, phủ kín vảy. Đôi rồng này còn mang giá trị nghệ thuật chạm khắc đặc thù của thời Trần lúc hưng thịnh.

Có khá nhiều giả thiết về việc lý giải tại sao đầu rồng lại bị biến mất nhưng giả thiết sau khi xâm lược nước ta; quân Minh cho chặt đầu rồng mang về báo công được nhiều người chấp nhận.

Nơi lưu giữ giá trị lịch sử

bí ẩn thành nhà hồ

Thành Nhà Hồ là di tích lịch sử quan trọng có giá trị cao về mặt văn hóa; kiến trúc thời xưa. Đến với di tích này du khách có cơ hội chiêm ngưỡng sự độc đáo của công trình xưa cũ và tìm hiểu về kỹ thuật công phu này. Đây là điểm đến ngày càng thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến.

Giải mã những bí ẩn thành Nhà Hồ

Từ năm 2004 đến nay, khảo cổ học đã tiến hành một số đợt điều tra thám sát; thăm dò và khai quật làm xuất lộ các dấu tích cung điện; miếu đàn cùng hàng ngàn di vật phản ánh rõ hơn quá trình xây dựng và kiến trúc của kinh đô nước Đại Việt những năm cuối thời Trần và của nước Đại Ngu thời nhà Hồ.

Nhờ những phát hiện khảo cổ học này; giá trị của khu di tích càng được chứng thực và cung cấp nhiều cứ liệu khoa học để làm sáng tỏ dần những điều bí ẩn về quy hoạch; cấu trúc đô thành và phương thức, kỹ thuật kiến trúc. Gần đây khảo cổ học đã phát hiện ra di tích công trường khai thác đá với những khối đá qua các công đoạn ghè đẽo tại núi An Tôn và vài núi gần thành.

Tất nhiên công việc nghiên cứu thành Nhà Hồ còn phải tiếp tục; mà vai trò chủ yếu thuộc về khảo cổ học. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu và phát lộ cho đến nay cần sớm được công bố để cung cấp tư liệu cho các nhà khoa học trong nghiên cứu nâng cao thêm nhận thức về giá trị của di sản và cho các nhà quản lý trong quy hoạch bảo vệ và phát huy giá trị di sản.

Cùng với công việc nghiên cứu và công bố kết quả nghiên cứu; nhiệm vụ cấp bách đặt ra là làm sao vừa quản lý, bảo vệ tốt toàn bộ khu di tích, nhất là các di tích mới phát lộ, vừa tổ chức tốt việc tham quan để bảo đảm quyền hưởng thụ của cộng đồng.

Nguồn: vyctravel.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sự kiện - Lễ hội