Tượng Nữ Thần Tự Do – Biểu tượng của nước Mỹ

Tượng Nữ Thần Tự Do – Biểu tượng của nước Mỹ

Đã bao giờ bạn nghe đến tên của một bức tượng nằm bên cạnh một trong những cảng biển phát triển bậc nhất thế giới; mà không chỉ tượng trưng cho sự tự do cho dân nhập cư mà còn trở thành biểu tượng và lí tưởng cho một quốc gia; được công nhận là Di sản văn hoá Thế giới trong suốt hơn 130 năm? Chính vì lẽ đó mà bức tượng ấy được gọi là “Tượng Nữ thần Tự do soi sáng thế giới”.

Từ hướng Đông Nam đi vào cảng New York, chúng ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh của một trong những di tích quốc gia vĩ đại; nặng 225 tấn nằm trên đảo Liberty (rộng hơn 50.000 m2); không chỉ tượng trưng cho sự tự do và bình đẳng của những người nhập cư Mỹ cuối thế kỷ 19, mà còn là lí tưởng của cả nước Mỹ.

tượng nữ thần tự do

Đã bao giờ bạn tự hỏi bức tượng Nữ Thần Tự Do rốt cuộc có ý nghĩa như thế nào chưa?

Tượng Nữ Thần Tự Do là món quà mà nhân dân Pháp tặng cho Mỹ vào ngày 28 tháng 10 năm 1886 nhân sự kiện kỷ niệm tình đoàn kết trong cuộc cách mạng Hoa Kỳ; do nhà điêu khắc Frédéric – Auguste Bartholdi thiết kế theo phong cách Tân Cổ Điển, tiêu biểu cho Nữ thần Tự do Libertas của Lã Mã; với hình dáng của một người phụ nữ mặc áo choàng; tay phải cầm ngọn đuốc trong khi tay trái giữ một phiến đá có khắc dòng chữ: JULY IV MDCCLXXVI (04 tháng 7 năm 1776); ngày tuyên ngôn độc lập và quốc khánh Hoa Kỳ.

Trong suốt những năm từ 1886 cho đến 1902; bức tượng còn được sử dụng như là một ngọn hải đăng chỉ đường cho người đi biển.

Kết cấu của tượng Nữ Thần Tự Do

Để có thể nhìn thấy hết tất cả cửa sổ thiết kế trên vương miệng của Nữ Thần Tự Do; bạn cần phải leo hết khoảng 377 bước của bức tượng cao 93m; tình từ phần nền của bệ đỡ tới ngọn đuốc trên cùng. Đặc biệt, bức tượng có trên vương miệng có bảy đỉnh; tượng trương cho sự tự do trên khắp bảy đại dương và lục địa trên thế giới.

Và vốn dĩ ban đầu tượng Nữ Thần Tự Do không hề có màu xanh; màu sắc nguyên thủy của nó vốn có màu sắc gần giống như màu đồng; nhưng do quá trình oxy hóa mà toàn bộ bức tượng bằng đồng đã chuyển sang màu xanh (vào năm 1920).

nữ thần tự do

Và đã bao giờ bạn nghĩ gương mặt của tượng Nữ Thần Tự Do là một người…đàn ông?

tượng nữ thần

Kể từ khi ra đời minh chứng cho tình hữu nghị giữa Pháp và Mỹ; đã có nhiều giả thuyết huyễn hoặc được đặt ra xoay quanh sự tồn tại của bức tượng. Một trong số đó là việc gương mặt của Nữ Thần Tự Do vốn dĩ không phải là một phụ nữ mà là một người đàn ông.

Trong cuốn sách “Ngọn Đuốc Của Nữ Thần Tự Do”; nhà báo Elizabeth Mitchell đã khẳng định; rằng người làm mẫu cho bức tượng này là một người đàn ông; mà cụ thể hơn chính là anh trai cả của kiến trúc sư Frédéric – Auguste Bartholdi; người phải sống quãng đời còn lại trong bệnh viện vì bị loạn trí khi trưởng thành.

Cũng có giả thiết cho rằng Frédéric – Auguste Bartholdi đã lấy cảm hứng từ một người nông dân Ai Cập sau khi đi du lịch ở đó (1855-1856); hoặc từ chính người mẹ, bà Charllote để dựng tượng.

Ảnh hưởng của tượng Nữ Thần Tự Do trong văn hóa đại chúng

sổ ghi chép về tượng nữ thần tự do

Bức tượng là một đề tài thường xuyên có mặt trong văn hóa đại chúng. Trong âm nhạc, nó được gợi lên để chỉ sự ủng hộ cho những chính sách của Mỹ; thí dụ như trong bài hát “Courtesy of the Red; White, & Blue (The Angry American)” của Toby Keith.

Trong chiều hướng đối ngược; bức tượng xuất hiện trong album phiên bản cover Bedtime for Democracy của ban nhạc The Dead Kennedys có nội dung phản đối những chính sách của chính phủ Reagan.Trong phim ảnh; ngọn đuốc là cảnh quay cao trào của bộ phim năm 1942 của đạo diễn Alfred Hitchcock với tựa đề Saboteur.Một trong những lần xuất hiện trên màn bạc nổi tiếng nhất của bức tượng là trong bộ phim năm 1968 có tựa đề Planet of the Apes; trong đó có cảnh bức tượng bị chôn vùi nửa phần dưới cát.Bức tượng cũng bị phá hủy trong những bộ phim khoa học viễn tưởng như Independence Day; The Day After Tomorrow và Cloverfield.

Nguồn: wikipedia

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sự kiện - Lễ hội