Sài Gòn có cơm tấm còn Gia Lai thì có bún cua thối

Sài Gòn có cơm tấm còn Gia Lai thì có bún cua thối

Mỗi nơi sẽ có món ăn đặc trưng riêng, cơm tấm Sài Gòn, bún bò Huế;… còn Pleiku, Gia Lai có món bún cua thối. Nghe cái tên thôi là cũng thấy tò mò, cũng đoán ra được cái mùi đặc trưng của bún. Món bún cua thối có mùi khó nuốt với nhiều người, nhưng nếu có dịp đến Gia Lai bạn nến ăn thử. Món bún sẽ gây ấn tượng trong mắt bạn bởi mùi vị và màu nước lèo đen đục. Khi dùng bạn sẽ cảm nhận được hết mùi vị của con của đồng sau khi ủ lên mùi. Để biết thêm về các món ăn đặc trưng từng vùng miền ở Việt Nam bạn cùng hrv khám phá nhé!

Nguyên liệu làm nên món bún cua thối 

Khi bưng món ra bạn đã ngửi thấy mùi thum thủm của cua đồng – nguyên liệu chính để làm bún cua thối. Cua đồng sau khi rửa sạch giã lấy nước, thì người ta đem đi ủ một đêm để cho cua lên mùi. Chính vì mùi này nên nhiều người không quen mà “cao chạy, xa bay”.

Nguyên liệu chính để làm nên món bún cua thôi Gia Lai đó chính là cua đồng để cho lên mùi.

 

cua đồng

 

Nhưng khi ăn đến 2, 3 lần thì cái mùi chẳng giống ai ấy của món ăn bỗng “thơm” đến nỗi thực khách ghiền khó quên bởi vị mằn mặn, cay cay, là lạ.

Nguyên liệu để tạo ra món bún cua thối rất đa dạng: cua đồng, bún, thịt ba chỉ, măng, da heo chiên giòn (hoặc dùng bánh phồng tôm) ngoài những nguyên liệu trên thì bún mắm cua không thể thiếu các gia vị như ớt, mắm nêm, chả hoặc nem và các loại rau ăn kèm như: giá, bắp chuối, xà lách, ngổ, kinh giới và các loại rau thơm…

Mắm nêm bạn có thể tìm mua ở các cửa hàng tạp hóa gần nhà, chợ, cửa hàng tiện lợi. Nếu mua trong siêu thị bạn có nhiều  lựa chọn thương hiệu hơn. Da heo sau khi rửa sach, để cho ráo nước rồi chiên giòn. Và bạn có thể tìm mua đồ chiên sẵn nhưng không thơm ngon như mình tự làm. Phồng tôm bạn cũng có thể mua chiên sẵn, hiện tại các cửa hàng tiện lợi cũng có bán, giá cả cũng phù hợp.

Các bước chuẩn bị trước khi nấu

Người nấu dùng măng le tươi hoặc khô thái mỏng cho vào nồi nước cua sôi trên bếp lửa liu riu. Đun càng lâu, măng càng tiết ra nhiều vị ngọt khiến nồi mắm cua càng ngon.

Khi đã làm xong cua, phi hành tỏi rồi cho thịt ba chỉ vào. Xào cho tới thịt săn lại cho hạt nêm và các gia vị khác vô. Sau đó đổ nước cua đã được làm chua vào. Đợi nước bắt đầu sôi lên thì bỏ măng đã xắt mỏng vào nồi. Thời gian đun càng lâu thì mắm càng thấm sẽ càng ngon.

Nếu không có măng le, bạn có thể tìm mua măng tươi ngoài chợ. Măng tươi sau khi mua về bạn nên luộc qua 2 3 nước măng sẽ đỡ bị đắng hơn nhé!

Thưởng thức món bún cua thối 

Lúc đã hoàn tất các công đoạn chế biến, bún được xếp vào tô lượng vừa phải.  Sau đó chan nước mắm cua vào kèm theo măng và ba chỉ. Bỏ thêm một ít da heo chiên giòn lên trên (bánh phồng tôm). Ngon hơn nữa là cho ớt và mắm nêm là gia vị không thể thiếu. Tùy theo khẩu vị của mỗi người mà người ăn cho nhiều hay ít. Khi thưởng thức bạn nên cho thêm chả lụa và nem. Ăn kèm với rau sống để hít hà ớt cay thì mới có thể thưởng thức hết được hương vị của món bún cua đặc biệt này. Muốn ăn ngon là không thể thiếu dĩa rau sống ăn kèm.

 

nước lèo bún cua thối

rau sống

Bạn sẽ cảm nhận được ở đầu lưỡi vị mặn của mắm, vị thơm của các loại rau, vị nồng đặc trưng của bún mắm và vị cay của ớt. Cùng âm thanh giòn rụm của da heo. Tất cả hòa quyện với nhau tạo nên hương vị món ăn hấp dẫn khó lòng quên được.

Nguồn: dulichso.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sự kiện - Lễ hội